Vùng KTTĐ Trung Bộ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 153)

7. Bố cục của luận án

3.4.2. Vùng KTTĐ Trung Bộ

Các tỉnh, thành phố nằm trong vùng KTTĐ Trung Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhanh và bền vững. Thời gian tới, các địa phương trong vùng cùng với sự tập trung chỉ đạo của Trung ương, các bộ, ngành, nhất định kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Trung Bộ sẽ có bước phát triển nhanh, tương xứng vớ i tiềm năng lợi thế của mình, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm được thống kê chi tiết theo từng địa phương của vùng như sau:

− Thừa Thiên Huế: Dệt may, chế biến gỗ, thuỷ sản, vật liệu khoáng sản, nông sản,v.v.

− Đà Nẵng: Thủy hải sản, sản phẩm may mặc, da giày, xăm lốp ôtô, hàng thủ công mỹ nghệ - đồ gỗ,...

− Quảng Nam: Hàng dệt may, giày da, nguyên liệu giấy,v.v.

− Quảng Ngãi: Tinh bột mỳ, sản phẩm bằng gỗ, dăm gỗ nguyên liệu giấy, propylene, dầu KO, dầu FO, và xăng Jet A1.

− Bình Định: Thủy hải sản, lâm sản, nông sản thực phẩm, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp tiêu dùng.

Một số giải pháp cần thực hiện để tăng cường mối quan hệ giữa xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm với tăng trưởng kinh tế của vùng trong thời gian tới:

- Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng hoá trọng tâm. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các nhóm hàng xuất khẩu. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có tốc độ tăng trưởng cao, hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao, đồng thời phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành mặt hàng xuất khẩu mới như: sản phẩm cơ khí, điện - điện tử. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm tin học, phần mềm,v.v.

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là những thị trường mới có tiềm năng đối với những sản phẩm được sản xuất, khai thác từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo dõi diễn biến thị trường, nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo, hỗ trợ cho hoạt động điều hành và kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán, áp dụng bảo hiểm tỷ giá để hạn chế rủi ro.

- Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu vào các thị trường mới có tiềm năng, các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, hạn chế rủi ro của biến động thị trường. Kết hợp các hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại để tăng cường tuyên truyền, quảng bá về doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu.

- Các tỉnh và thành phố trong cả vùng cần chủ động liên kết, hợp tác với nhau và với các nước liên quan trong việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông, tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây để mở rộng quan hệ kinh tế và thị trường xuất khẩu. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, khai thác lợi thế từ các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt - Nhật, các cam kết song phương và đa phương để đẩy mạnh xuất khẩu. Hướng dẫn doanh nghiệp về tiến trình hội nhập, lộ trình cam kết để có nhận thức, đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu và đầy đủ hơn vào kinh tế thế giới, khu vực. Chủ động ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, vận động dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Cảnh báo sớm các vụ kiện chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với mặt hàng có kim ngạch và thị trường xuất khẩu lớn, hạn chế bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc khiếu kiện đa phương.

- Về phát triển công nghiệp: Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở phát triển những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hoà nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các khu công nghiệp như: Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hoà Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. hực hiện hướng phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành: vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công cho các khu công nghiệp lớn nhằm tạo ra sự đổi mới trong nông thôn.

- Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ: Xây dựng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu xuất nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và đô thị mới. Hoàn chỉnh việc xây dựng trung tâm thương mại và hội chợ quốc tế tại thành phố Đà Nẵng. Phát triển xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ cảng.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)