Kiểm định sự đóng góp của nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm vào đầu

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 97)

7. Bố cục của luận án

2.3.5. Kiểm định sự đóng góp của nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm vào đầu

Để kiểm định sự đóng góp của xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm vào đầu tư ở các vùng KTTĐ, chúng ta thực hiện phép kiểm định tác động của 4 nhóm hàng đến tổng đầu tư của các vùng kinh tế, trong đó có sử dụng biến chất là các biến giả thuộc các vùng 1, vùng 2 và vùng 3. Chúng ta ước lượng phương trình sau:

LOG_DAUTU = C(1)*LOG_NHOM1+C(2)*LOG_NHOM2+C(3)*LOG_NHOM3 + C(4)*LOG_NHOM4 + C(5)*VUNG1 + C(6)*VUNG2 + C(7)*VUNG3 + C(8) và cho kết quả hồi quy ở bảng 2.19.

Bảng 2.20: Kết quả hồi quy đóng góp của xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm vào tiêu dùng của dân cư ở các vùng kinh tế trọng điểm

Dependent Variable: LOG_DAUTU Sample: 1996 2010

Total panel (unbalanced) observations: 197

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG_NHOM1 0.206014 0.021660 9.511125 0.0000 LOG_NHOM2 0.179421 0.019000 9.443014 0.0000 LOG_NHOM3 0.119815 0.018130 6.608615 0.0000 LOG_NHOM4 0.076487 0.014887 5.137744 0.0000 VUNG1 -0.233872 0.057038 -4.100307 0.0001 VUNG2 -0.407687 0.037434 -10.89092 0.0000 VUNG3 -0.207784 0.046779 -4.041209 0.0000 C 2.429187 0.058412 41.58686 0.0000 R-squared 0.930638 Mean dependent var4.364697 Adjusted R-squared 0.928069 S.D. dependent var 1.561002 S.E. of regression 0.158263 Sum squared resid 4.733898 F-statistic 362.2622 Durbin-Watson stat 0.524157 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn:Tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews Phương trình ước lượng thu được là:

LOG_DAUTU = 2,43+0,21*LOG_NHOM1+0,18*LOG_NHOM2+0,12*LOG_NHOM3 + 0,08*LOG_NHOM4 – 0,23*VUNG1 – 0,41*VUNG2 – 0,42*VUNG3

Kiểm định hàm hồi quy tổng vốn đầu tư của các vùng KTTĐ phụ thuộc vào tổng xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm. Các tham số được ước lượng từ mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, kết quả cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp có độ tin cậy cao. Kết quả ước lượng khẳng định đóng góp của xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm vào nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước của các vùng KTTĐ. Từ phương trình hồi quy, tính toán hệ số chặn tương ứng với các vùng cho thấy xuất khẩu tác động đến đầu tư ở vùng 4 cao nhất, tiếp đến là vùng 3, vùng 1, và vùng 2. Như vậy, gia tăng xuất khẩu đã làm gia tăng nhu cầu đầu tư ở vùng 4 và vùng 3 nhanh hơn các vùng còn lại. Kết luận này ngụ ý cho cả 4 vùng về vai trò và vị trí của xuất khẩu đối với nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước vào các vùng đó.

Nói tóm lại, một khi xuất khẩu của vùng gia tăng có xu hướng làm tăng nhu cầu đầu tư tại vùng đó, thu nhập của vùng sẽ tăng lên, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU NHÓMHÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)