7. Bố cục của luận án
1.2.2. Tác động của tăng trưởng kinhtế vùng đến xuất khẩu hàng hóa trọng tâm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, tạo điều kiện gia tăng nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ,… góp phần quan trọng trong việc gia tăng cả về chất và lượng đối với hàng xuất khẩu.
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế vùng là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng
trưởng kinh tế vùng nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng, gia tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng của vùng nói riêng và quốc gia đó nói chung. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động.
Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo tăng trưởng xuất khẩu và ngược lại tăng trưởng xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc phân tích trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế vùng nhanh sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, hình thành nhiều doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu mới, góp phần làm giảm thất nghiệp. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế còn tạo động lực mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế vùng tạo tiền đề để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội,.v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).
Tăng trưởng kinh tế vùng là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng thu nhập quốc dân cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn của vùng đó. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Thực tế cho thấy rằng, khi tăng trưởng kinh tế vùng cao, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống kinh tế – xã hội của người dân trong vùng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế vùng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong vùng, gia tăng nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước vào vùng, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế vùng sẽ góp phần nâng cao chất lượng các nguồn lực, công nghệ, vốn và lao động của vùng nói riêng và quốc gia nói chung, tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất có hiệu quả làm gia tăng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm cả về chất và lượng.
1.2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ xuất khẩu hàng hóa trọng tâmvới tăng trưởng kinh tế của quốc gia