Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và sự đóng góp của tăng trưởng xuất

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 133)

7. Bố cục của luận án

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và sự đóng góp của tăng trưởng xuất

3.3.2.1. Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế vùng

a) Về tỷ lệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế vùng

Quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế là quan hệ đồng biến, xuất khẩu đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thống kê và kết quả lượng hoá đơn giản mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuấ t khẩu trong thời gian qua, thời gian tới để tăng trưởng kinh tế 1% cần tăng trưởng quy mô xuất khẩu lên khoảng 2,2% trong điều kiện sự đóng góp của các nhân tố khác vào tăng trưởng kinh tế không thay đổi nhiều. Đây là một tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng xu ất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế phổ biến và tích cực đối với nhiều quốc gia. Thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần tiếp tục mở rộng và phát triển quy mô xuất khẩu.

b) Về cơ cấu xuất khẩu

Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, nhưng cơ cấu phát triển kinh tế có ảnh hưởng gần như quyết định đến cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và ngược lại, cơ cấu xuất khẩu hàng hoá cũng có ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.

Đối với nền kinh tế, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước,

trong thời gian tới tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Đối với xuất khẩu hàng hoá, cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trong thời gian qua vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là nông sản, khoáng sản,... trong khi sản phẩm công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải cải cách cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, tập trung vào những hàng hoá- dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ cao và những sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng xuất khẩu bởi chính hàm lượng giá trị gia tăng đó mới làm tăng trưởng kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo từng ngành xuất khẩu cụ thể như sau:

- Với nhóm sản phẩm công nghiệp và chế biến gồm sản phẩm điện tử, điện máy, cần tập trung đối với những sản phẩm tinh vi, có hàm lượng giá trị xuất khẩu cao; hàng dệt may, da giầy sẽ dịch chuyển tập trung vào khâu thiết kế và phát triển các dự án nguyên phụ liệu, phát triển những sản phẩm mới,... Vì vậy, đối với sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu cũng cần thay đổi tỷ lệ của ba nhóm sản phẩm gồm: chế tạo, gia công - chế biến và nguyên liệu,... Thay đổi tỷ lệ này là thay đổi đáng kể đến cơ cấu kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và có tác động rất lớn đến cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp trong nước .

- Với nhóm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản khuyến nghị chuyển đổi cơ cấu chủ yếu tập trung nâng cao hàm lượng chế biến, đồng thời giảm tối đa hàm lượng xuất khẩu thô đối với nhóm sản phẩm này.

3.3.2.2. Cân đối giữa xuất khẩu với nhập khẩu

Đảm bảo quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá chính là đảm bảo sự cân bằng trong cán cân thương mại, tránh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại quá cao do nhập siêu. Kim ngạch giữa xuất khẩu và nhập khẩu không cân đối, nghiêng về nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng nhập siêu và thâm hụt cán cân thương mại, khả năng thanh toán của nền kinh tế khó khăn hơn, kéo theo mức tăng trưởng chậm và không ổn định của nền kinh tế.

Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu cơ cấu nhập khẩu không hợp lý cũng có thể tác động xấu đến tăng trưởng của nền kinh tế cũng như không đảm bảo tính ổn định cho nền kinh tế. Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu bao gồm các trang thiết bị máy móc, công nghệ,... đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là hàng hoá phục vụ tiêu dùng, không phục vụ quá trình sản

xuất sẽ tác động không tốt đối với phát triển và tăng trưởng nền kinh tế. Tương tự, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thô hay sơ chế cao, trong khi đó những mặt hàng tinh chế và những mặt hàng có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Từ thực tế của cán cân thương mại trong thời gian qua, chúng ta luôn trong tình trạng nhập siêu, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng nhưng luôn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu. Tuỳ từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế, nhập siêu là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển của sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và ổn định. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhập siêu kéo dài và mức nhập siêu quá lớn có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế, hậu quả là nền kinh tế chậm phát triển và tính bền vững không cao. Vì vậy, trong thời gian tới khuyến nghị đối với xuất khẩu tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó giảm dần tình trạng nhập siêu. Cụ thể:

- Chú trọng xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến và tinh chế, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Đồng thời, giảm dần tỷ lệ xuất khẩu hàng gia công, nguyên liệu thô hoặc nông sản chưa qua chế biến hay mới sơ chế nhằm nâng cao giá thành sản phẩm, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Tiếp tục duy trì và thâm nhập sâu hơn đối với những thị trường xuất khẩu hiện có, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới trên cơ sở khai thác và tận dụng những cơ hội hiện nay để tăng quy mô xuất khẩu hàng hoá, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Hạn chế xuất khẩu qua trung gian, tiến tới hình thức xuất khẩu trực tiếp.

- Tiếp tục đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Khuyến nghị đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong thời gian tới đó là:

- Có cơ cấu nhập khẩu hợp lý, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước và phù hợp với công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Đồng thời, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng những hàng hoá cao cấp cũng hàng hoá tiêu dùng mà trong nước sản xuất được hoặc trong nước có hàng hoá để thay thế để hạn chế dần tình trạng nhập siêu như hiện nay cũng như trong thời gian tới.

- Sử dụng hợp lý và hiệu quả sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt đối với những sản phẩm nhập khẩu là máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu.

3.3.2.3. Phát triển xuất khẩu với thị trường trong nước

Xuất khẩu có tác động rất lớn đối với thị trường trong nước, hay nói cách khác, xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới cung - cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường nội địa, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường nội địa. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của xuất khẩu đối với thị trường trong nước tuỳ thuộc vào cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Đối với mỗi nhóm sản phẩm xuất khẩu khác nhau, mức độ ảnh hưởng đối với thị trường trong nước cũng khác nhau. Chẳng hạn, đối với nhóm sản phẩm nguyên liệu thô như dầu, than, quặng,... khi hoạt động xuất khẩu tập trung vào nhóm sản phẩm này sẽ liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tới giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước. Bởi lẽ, nhóm sản phẩm này có vai trò là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do đó nhu cầu trong nước đối với nhóm sản phẩm này rất cao. Trong khi đó, nguồn cung đối với nhóm sản phẩm này trong nước có hạn. Vì vậy, tập trung xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô sẽ làm giảm cung và tăng cầu trong nước, cũng như làm tăng giá hầu hết các mặt hàng trong nước. Sản phẩm gạo xuất khẩu cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với giá cả và sự ổn định của thị trường trong nước. Khi xuất khẩu gạo gia tăng về quy mô trong khi nguồn cung trong nước có hạn, nhu cầu của dân cư đối với mặt hàng này trong nước chưa đáp ứng đủ sẽ làm giá gạo trong nước gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu dùng của dân cư và làm cho thị trường tr ong nước không ổn định.

Như vậy, hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường trong nước, tác động tới sự ổn định giá cả của thị trường nội địa. Vì vậy, đề xuất đối với hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới nhằm thúc đẩy thị trường trong n ước phát triển ổn định, lành mạnh. Cụ thể:

- Cân đối giữa lượng hàng hoá xuất khẩu với nguồn cung và nhu cầu trong nước để tránh tình trạng xuất khẩu làm tăng giá cả hàng hoá trên thị trường nội địa, đảm bảo xuất khẩu thúc đẩy thị trường trong nước phát t riển.

- Hạn chế xuất khẩu về số lượng đối với các sản phẩm liên quan đến vấn đề an ninh lương thực và an ninh năng lượng.

- Chú trọng phát triển xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến và tinh chế, đồng thời hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Mặt khác, để nâng cao giá trị xuất khẩu, cần tập trung phát triển xuất

khẩu đối với nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hạn chế xuất khẩu đối với nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Đối với nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản cần chú trọng phát triển khâu chế biến nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu đối với nhóm hàng này.

3.3.2.4. Xuất khẩu hàng hóa trọng tâm theo hướng tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong chu trình vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau như sản xuất, lắp ráp, phân phối, lưu thông,... Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại như hiện nay, một sản phẩm được sản xuất hoàn chỉnh và được phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng có thể có sự tham gia của rất nhiều các quốc gia khác nhau thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá. Nói cách khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giá trị của một sản phẩm, hàng hoá đượ c tạo nên từ rất nhiều các quốc gia khác nhau và trong trường hợp này, các quốc gia đó được coi là có tham gia vào chuỗi giá trị của thế giới.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu của các vùng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của thế giới chưa rõ nét, các sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trong chuỗi giá trị của thế giới. Nguyên nhân là do các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, có giá trị gia tăng thấp hay nguyên nhân sâu xa là do ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ của nước ta chưa phát triển. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, do đó việc chiếm lĩnh nhiều hơn trong chuỗi giá trị gia tăng của thế giới thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong thời gian tới là hết sức cần thiết song cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngành công nghiệp phụ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ và bị thụ động, phải chờ sự chấp thuận của các hãng lớn, sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là các linh kiện, chi tiết giản đơn, giá trị gia tăn g thấp và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.

Vì vậy, đề xuất đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới nhằm chiếm lĩnh nhiều hơn trong chuỗi giá trị gia tăng của thế giới đó là hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô cũng như các linh kiện đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời, chú trọng xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng c ao. Muốn vậy, ngành công

nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến của nước ta phải có chiến lược phát triển cụ thể trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

3.3.2.5. Nâng cao chất và lượng các mặt hàng xuất khẩu

a) Tăng cường xuất khẩu hàng hoá có giá trị gia tăng cao

Giá trị gia tăng của hàng hoá có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá, có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu cũng như đóng vai trò ổn định tăng trưởng xuất khẩu . Hàng hoá xuất khẩu có giá trị gia tăng cao sẽ đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn đối với những hàng hoá có giá trị gia tăng thấp.

Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của nước ta yếu tập trung vào xuất khẩu sản phẩm thô, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, hoặc là sản phẩm nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến; kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm tinh chế, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, mặc dù quy mô xuất khẩu nước ta khá cao song kim ngạch xuất khẩu thấp do giá thành sản phẩm không cao và hiệu quả xuất khẩu nhìn chung không cao, nguyên nhân chủ yếu là do giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu thấp.

Do đó, trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá chú trọng phát triển xuất khẩu đối với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chẳng hạn như các sản phẩm công nghiệp chế tạo, các sản phẩm đã qua chế biến hoặc tinh chế hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám cao. Đồng thời, hạn chế xuất khẩu đối với những sản phẩm sơ chế hay sản phẩm gia công. Đối với xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản cần chú trọng phát triển khâu chế biến nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu đối với nhóm hàng này. Tuy nhiên, để đạt được điều n ày, đòi hỏi hoạt động sản xuất trong nước phát triển theo hướng phù hợp với định hướng của hoạt động xuất khẩu, trong đó quan trọng nhất là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến.

b) Cân đối giữa lượng và chất của hàng hoá xuất khẩu

Giữa lượng hàng hoá xuất khẩu và chất lượng hàng hoá xuất khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, có thể tăng số lượng xuất khẩu hoặc tăng chất lượng hàng hoá xuất khẩu hay tăng giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, một số mặt hàng có thể mở rộng thêm về số lượng xuất khẩu song cũng có một số mặt hàng không

nên hoặc không thể mở rộng về số lượng xuất khẩu mà cần tập trung tăng chất lượng và tăng giá trị gia tăng hàng hoá xuấ t khẩu.

Đối với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta, một số mặt hàng nên tập trung phát triển về số lượng, cũng có mặt hàng nên tập trung tăng chất lượng và cũng có một số mặt hàng nên phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 133)