Một số lý thuyết về tăng trưởng kinhtế vùng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 37)

7. Bố cục của luận án

1.1.3. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinhtế vùng

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng thực được tính cho toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Theo cách hiểu thông thường, tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng đơn thuần về lượng và dựa chủ yếu vào sự gia tăng về khối lượng (không đi kèm sự thay đổi đáng kể về chất) của các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên, khoa học - công nghệ,… Để đo lường mức tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng chỉ tiêu GDP năm sau so với năm trước. Ở đó, GDP đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tốc độ tăng trưởng ki nh tế có thể được xác định như sau:

1 1 .100% t t t r r t r GDP GDP g GDP − − − =

Trong đó: gtlà tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm thứ t; GDPrt là GDP thực tế của năm thứ t; GDPrt−1 là GDP thực tế của năm thứ (t - 1).

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất hay tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế là các nhân tố sản xuất hay chính các nguồn lực đầu vào, bao gồm 4 nhân tố: nguồn nhân lực, vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ. Các nhân tố này đóng góp trực tiếp vào quá trình

tạo tăng trưởng, hình thành mô hình tăng trưởng của một quốc gia, và như vậy cũng có nghĩa là đóng góp vào tạo phúc lợi hay đóng góp vào chất lượng tăng trưởng; đồng thời các nhân tố này cũng tồn tại và quyết định năng suất của nền kinh tế. Tính toán tăng trưởng kinh tế vùng được xác định tương tự như tăng trưởng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế vùng phần nào đó có sự khác biệt. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế vùng sau đây được áp dụng:

1.1.3.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, đến khả năng cung của các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó. Một trong những lý thuyết đơn giản nhất về tăng trưởng vùng là lý thuyết ngành, nảy sinh từ quan sát thực nghiệm của Jacobs (1969). Tác giả này đã đi đến kết luận là mức tăng thu nhập bình quân đầu người trong các vùng khác nhau theo thời gian gắn liền với sự phân bổ thực tế của các nguồn tài nguyên, với việc giảm tỷ lệ lao động trong các hoạt động thuộc khu vực I (nông nghiệp) và tăng, trước tiên là trong hoạt động thuộc khu vực II (công nghiệp), sau đó là trong các hoạt động thuộc khu vực III (dịch vụ). Tốc độ của những chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy cùng với sự tiến triển bên trong của chuyên môn hóa và phân công lao động (làm tăng tính kinh tế theo quy mô) được xem như nguồn động lực chủ yếu cho tăng trư ởng vùng.

Một hướng khác cho tăng trưởng nội sinh cho rằng đầu tư là một cấu phần cơ bản trong tổng cầu và là động lực cơ bản của tăng trưởng vùng vì đầu tư sẽ làm phát sinh lợi nhuận mới, thúc đẩy việc tăng năng lực sản xuất và do đó, tăng sản lượng và tăng trưởng vùng. Để đạt được tăng trưởng kinh tế, cần phải tiết kiệm tiêu dùng để có vốn đầu tư. Nói cách khác, cần hạn chế tiêu dùng ở hiện tại để tạo ra mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, vùng không có đủ nguồn lực để đ ầu tư (tức là phần tiết kiệm nhỏ hơn nhu cầu đầu tư) sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng. Phần chênh lệch này có thể được bù đắp bởi đầu tư từ bên ngoài vùng, mà khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài vùng lại phụ thuộc vào sự hấp dẫn của chính bản thân vùng. Ảnh hưởng của sự hấp dẫn đầu tư này đối với tăng trưởng vùng được thể hiện trong 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất: các vùng có sức hấp dẫn cao (do các điều kiện về KT&XH) sẽ có khả năng thu hút đầu tư bên ngoài lớn, làm tăng năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào sản xuất, dẫn đến làm tăng sản lượng và

tăng trưởng kinh tế vùng. Tăng trưởng kinh tế cao, đồng nghĩa với thu nhập tăng, tiếp tục làm tăng chi tiêu của dân cư và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư; do đó sức hấp dẫn kinh tế của vùng càng tăng. Trường hợp thứ hai, ngược lại, các vùng kém hấp dẫn sẽ khó khăn trong việc thu hút đầu tư và có thể rơi vào vòng tròn luẩn quẩn của thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn này cần có sự đột phá, đặc biệt nhằm vào các khâu trong hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng phần cứng và phần mềm, để tăng sức hấp dẫn của vùng.

1.1.3.2. Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng vùng

Lý thuyết này do E.M. Hoover (1948) đưa ra với giả thuyết rằng phát triển vùng trước hết là một quá trình tiến hóa nội sinh, bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn một là giai đoạn của nền kinh tế tự cung, tự cấp với sự đầu tư và buôn bán nhỏ; bộ phận dân cư nông nghiệp được phân bố tương ứng với sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Giai đoạn hai làgiai đoạn mà giao thông vận tải được cải thiện, vùng mở mang thương mại và tiến hành chuyên môn hóa sản xuất. Giai đoạn ba là

giai đoạn gia tăng thương mại nội vùng, vùng tiến triển thông qua các chuỗi mùa vụ nông nghiệp từ quảng canh lương thực đến chế biến nông sản và phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn gia tăng dân số và suy giảm lợi tức nông nghiệp, vùng buộc phải đẩy mạnh công nghiệp hóa. Giai đoạn thứ năm,

giai đoạn cuối cùng là giai đoạn mà các ngành công nghiệp, các ngành chế biến, xuất khẩu của vùng đã phát triển. Các vùng đã phát triển tới mức có thể xuất khẩu vốn, kỹ thuật và các dịch vụ, đặc biệt đến các vùng chậm và kém phát triển hơn.

Thompson (1965) và Jacobs (1969) đã quan sát thấy rằng các vùng nói chung và các đô thị nói riêng đều trải qua các giai đoạn phát triển tương tự nhau, mặc dù biểu hiện cụ thể có khác nhau. Nghiên cứu của Thompson và Jacobs có những điểm chung được thể hiện như trong bản g 1.1. Như vậy, theo mô hình các giai đoạn tăng trưởng, các vùng lúc ban đầu đều có ít sản phẩm xuất ra khỏi vùng. Suốt các giai đoạn tiếp theo của quá trình tăng trưởng, nền kinh tế cùng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, các mặt hàng xuất khẩu trở nên phon g phú hơn, vùng dần trở thành một mắt xích có vai trò nhất định trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo Thompson (1965), khi đã phát triển, vùng sẽ có khả năng thu hút những nguồn lực mới để duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế vùng. Còn theo Jacobs (1969), “bổ sung công việc mới cho các công việc cũ” là một yếu tố then chốt trong quá trình vận động giữa các giai đoạn phát triển của vùng.

Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của vùng

Giai

đoạn Nghiên cứu của Thompson Nghiên cứu của Jacobs

1.

Chuyên môn hóa các mặt hàng xuất khẩu; “Kinh tế vùng như là cái bóng kéo dài của một ngành công nghiệp chiếm ưu thế”.

Mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu và một số nhà cung cấp hàng xuất khẩu

2.

Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu; sản xuất của vùng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Các nhà sản xuất bắt đầu trực tiếp tham gia xuất khẩu

3.

Nền kinh tế đạt đến độ chín; mở rộng chủ yếu theo hướng sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu

Tự sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng trước đây phải nhập khẩu

4.

Phát triển các đô thị trong vùng “Nền kinh tế vùng trở thành đầu mối kết hợp và kiểm soát các thành phố liền kề nhau”

Các thành phố được mở rộng , kinh tế vùng đa dạng hóa, xuất khẩu vùng sẽ tăng; đồng thời xuất khẩu làm tăng khối lượng nhập khẩu

5.

Sự phát triển theo vòng xoáy của công nghệ cao; vùng sẽ nổi trội trong toàn quốc về một số chức năng kinh tế chuyên môn hóa cao

Phát triển cao và ổn định; “Một hệ thống kinh tế tác động qua lại lẫn nhau tạo nên những kỹ năng mới và/hoặc loại hình kinh doanh mới”

Nguồn:Tổng hợp của Lê Thu Hoa (2007)

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh dựa trên lý thuyết ngành và sự mở rộng của nó vào lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng vùng nhấn mạnh đến sự cần thiết của công nghiệp hóa, đưa đến sự rập khuôn, đồng nhất sự phát triển thực tế vốn rất phong phú đa dạng của các vùng. Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng vùng không cho ta hiểu biết một cách sâu sắc về quan hệ ngoại sinh của vùng. Lý thuyết này đưa ra bức tranh tổng thể về các giai đoạn tăng trưởng vùng và làm sáng tỏ các điều kiện chuyển dịch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nó tập trung vào các yếu tố chủ yếu của cơ cấu công nghiệp và các ngành nghề, những thay đổi trong mô hình của cầu, năng suất lao động của ngành, và do đó, nó cung cấp điểm khởi đầu có ích cho sự phân tích tách biệt đối với sự tă ng trưởng vùng.

1.1.3.3. Lý thuyết tăng trưởng vùng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm

Lý thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm cung cấp cách giải thích khá rõ ràng về vai trò của yếu tố cầu bên ngoài đối với tăng trưởng vùng. Lý thuyết này được xây dựng trên giả thuyết cơ bản là các vùng đều sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân vùng và để bán cho các vùng khác (hoặc xuất khẩu). Lý thuyết khẳng định tăng trưởng vùng (được xác định bởi khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và gia tăng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm dựa trên sự quay vòng) chịu ảnh hưởng lớn từ mức cầu bên ngoài vùng, bao gồm các vùng khác ở trong nước và ở nước ngoài. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm được xem như nhân tố chuyển động hàng đầu của nền kinh tế vùng, là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế vùng. Dòng tiền thu được do xuất khẩu hàng hóa trọng tâm sẽ được chi tiêu và tái chi tiêu trong vùng, tác động làm tăng việc làm; khi việc làm phục vụ cho tăng trưởng nội địa cũng tăng tương ứng thu nhập của người lao động trong vùng tăng, dẫn đến chi tiêu trong vùng tăng. Điều này tiếp tục tác động làm tăng mức sản xuất trong vùng, tạo ra tăng trưởng kinh tế vùng.

Quá trình tăng trưởng diễn ra do tác đ ộng của số nhân xuất khẩu, có thể diễn đạt đơn giản như sau: ∆Y = k.∆X; trong đó: k là số nhân xuất khẩu; ∆Y là mức tăng thu nhập của vùng; ∆X là thay đổi trong giá trị xuất khẩu hàng hóa trọng tâm. Một cách đơn giản nhất, từ mô hình thu nhập cơ bản của vùng: Y = C + Mi– M0 có thể xác định được số nhân xuất khẩu của vùng bằng công thức:

1 0 1 .( ) 1 Y C M M MPC MPM = + − − +

trong đó: Y là thu nhập của vùng; Minguồn thu do xuất khẩu; M0dòng tiền ra, phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngoài vùng của người dân trong vùng; MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên của vùng; MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên.

Lý thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm là một cách tiếp cận khá phổ biến để đánh giá và dự báo tăng trưởng vùng. Mô hình lý thuyết là mộ t ngụ ý chính sách trực tiếp: cần phải tăng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm để tạo ra tăng trưởng kinh tế. So với các mô hình lý thuyết khác, mô hình tăng trưởng vùng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm tương đối dễ thực hiện, dễ vận hành. Trong nhiều trường hợp, các thông tin liên quan đến lao động và việc làm của vùng có thể

được sử dụng như một đại diện cho các số liệu liên quan đến mức thu nhập khi nghiên cứu tăng trưởng vùng. Tuy nhiên, lý thuyết tăng trưởng vùng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm cũng có một số điểm hạn chế như quá nhấn mạnh đến vai trò của xuất khẩu trong khi bỏ qua tác động của các yếu tố như thay đổi năng suất lao động, thay đổi công nghệ,… Mô hình lý thuyết này dường như quá đơn giản hóa khi giả thuyết tất cả các loại xuất khẩu đều tác động như nhau đến nền kinh tế vùng. Mặt khác, nếu nhìn nhận một cách cực đoan lý thuyết tăng trưởng vùng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm sẽ có thể dẫn đến sai lầm bởi sự liên kết bên trong vùng và giữa vùng với phần còn lại, làm giảm các quan hệ tương tác giữa các vùng, mà thực tế thì các quan hệ này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng vùng. Ngoài ra, cũng còn một số vấn đề tranh luận xung quanh lý thuyết này, ví dụ như có phải tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm luôn dẫn đến tăng trưởng vùng hay không, phải chăng tất cả các loại xuất khẩu đều tác động như nhau đến tăng trưởng vùng hay tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm có phải chỉ được xác định duy nhất bởi cầu bên ngoài vùng hay không?

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU HÀNG HÓATRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 37)