Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong các vùng kinhtế

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 141)

7. Bố cục của luận án

3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong các vùng kinhtế

3.3.3.1. Tổ chức tốt việc nghiên cứu, mở rộng và phát triển thị trường

Thị trường tiêu thụ là yếu tố tiên quyết các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thị trường chính là nơi thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường ngoài nước có vị trí quyết định. Thị trường quốc tế có thể có nét tương đồng về nhu cầu, văn hoá, trình độ,... như thị trường trong nước nhưng phần lớn các thị trường là khác nhau về các yếu tố đó. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt thị trường thế giới để có thể thâm nhập, duy trì và phát triển là những giải pháp có tính then chốt trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp này.

Thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp trong vùng phải tìm hiểu các khu vực thị trường khác nhau với các đặc điểm của nó để tìm ra mối liên hệ giữa khả năng cung cấp của mình và đặc điểm tiêu dùng trên từng khu vực thị trường nhằm thích ứng được với từn g thị trường. Trong chiến lược này các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu mọi khu vực thị trường nhưng không dàn trải mà có tính tập trung, định hướng. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu cả thị trường truyền thống lẫn thị trường mới. Đặc biệt, doanh ng hiệp phải tập trung quan tâm đến các thị trường dung lượng lớn có nhu cầu tiêu dùng lớn, khả năng thanh toán cao và có hiệu quả xuất khẩu đảm bảo như thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông,... Tổ chức tốt công tác tiếp thị để khai thác và phá t triển thị trường, trước hết phải quan tâm đến công tác thị trường, đặt thành một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình và phải có sự đầu tư hoạch định rõ ràng.

Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải xây dựng được cho mình văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng điểm và tích cực tham gia vàocác cuộc hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm tận dụng cơ hội giới thiệu sản phẩm và tím kiếm đối tác. Các văn phòng này nếu hoạt động có hiệu quả kết hợp vớ i hệ thống tham tán thương mại của nhà nước sẽ cung cấp được một cách nhanh

chóng, kịp thời các thông tin hữu dụng về thị trường cho doanh nghiệp đồng thời hoạt động giao dịch, đàm phán của doanh nghiệp cũng sẽ được thuận lợi hoá. Các doanh nghiệp nhỏ không có đủ khả năng thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của văn phòng đại diện riêng tại nước ngoài thì có thể liên kết với nhau để xây dựng một văn phòng.

3.3.3.2. Đa dạng hoá chủng loại đối với mỗi loại hàng hóa xuất khẩu trọng tâm

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng công nghiệp trọng tâm bên cạnh chiến lược đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển các sản phẩm có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn cũng cần phải chú ý đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu nhằm tránh tình trạng lệ thuộc vào một số lượng nghèo nàn mặt hàng. Ví dụ như ngay trong ngành dệt may, các doanh nghiệp trong các vùng cần phát triển đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu tạo ra các sản phẩm như ga, gối, rèm,... bên cạnh sản phẩm chủ chốt như quần áo bảo hộ, quần áo trẻ em,...

3.3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm của mỗi vùng

Một trong những điểm chính làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu cụ thể là các mặt hàng xác nhận xuất khẩu trọng tâm hiện nay của Việt Nam chính là vấn đề chất lượng sản phẩm. Để có thể thực hiện được vấn đề cải thiện chất lượng hàng công nghiệp xuất khẩu phải có giải pháp đồng bộ song từ phía doanh nghiệp trước tiên hiện nay cần phải nâng cao trách nhiệm, t hực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đầu tư đ ổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại đồng bộ.

Một yếu tố quan trọng khác đang được quan tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng. Một số thương hiệu đã có uy tín trong nước và bước đầu hình thành ở thị trường nước ngoài nhưng chưa được doanh nghiệp đăng ký nên đã bị đánh cắp. Do vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình ở các thị trường nước ngoài.

3.3.3.4. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn

Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, chế biến sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm để tập trung và tích tụ vốn cho sản xuất và kinh doanh. trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng trọng tâm của ta đã xuất hiện hình thúc này cần được phát huy mạnh hơn nữa. Cụ thể trong lĩnh vực xuất khẩu đã hình

thành những doanh nghiệp có cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu liên kết theo ngành dọc từ khâu đầu đến khâu xuất khẩu tiêu thụ.

Tuy nhiên, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ cần phải hình thành được những tổng Công ty, tập đoàn có đủ sức mạnh chi phối thị trường trong nước đồng thời tạo ra những sản phẩm chiến lược có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ hơn nữa nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn. Trong quá trình xây dựng các tổng Công ty, tập đoàn cần tránh tình trạng như trước đây là hình thành các tập đoàn lớn về quy mô nhưng hoạt động kém hiệu quả do chỉ được hìn h thành trên cơ sở phép tính cộng giữa các công ty nhỏ.

3.3.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ lao động

Con người là trung tâm, là yếu tố quyết định của quá trình phát triển. Do vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trọng tâm cần xác định vai trò trách nhiệm của mình trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức trách nhiệm của đội ngũ người lao động. Đặc biệt phải chú ý nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học nghiệp vụ xuất nhập khẩu và hiểu biết của cán bộ, chuyên viên về môi trường pháp lý thị trường nước ngoài, kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, trình độ tin học, trình độ tay nghề,... của công nhân.

3.3.3.6. Các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau nhằm thu được hiệu quả tối đa khi xuất khẩu hàng hoá

Hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp trọng tâm của thường diễn ra hiện tượng tranh mua, tranh bán nên dẫn đến tình trạng hàng xuất khẩu của ta thường có chi phí cao nhưng giá xuất khẩu thường bị ép thấp hơn mức giá quốc tế dẫn đến giảm hiệu quả xuất khẩu. Trong thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp xuất khẩu trọng tâm cần thông tin phối hợp với nhau chặt chẽ hơn tránh tình trạng này. Một trong những hình thức liên kết hiệu quả đó là các Hiệp hội ngành nghề. trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ có Hiệp hội da - giày,... các hiệp hội nay cần tăng cường hoạt động hơn nữa bên cạnh đó nên hình thành thêm các hiệp hội mới đặc biệt trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)