Kiểm định mối quan hệ giữa xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm với tăng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 88)

7. Bố cục của luận án

2.3.2. Kiểm định mối quan hệ giữa xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm với tăng

Để kiểm định mối quan hệ giữa xuất khẩu hàng hóa trọng tâm với tăng trưởng kinh tế của các vùng KTTĐ, chúng ta kiểm định mối quan hệ giữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trọng tâm với thu nhập quốc dân các vùng KTTĐ. Dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 1995 – 2010, bao gồm 4 vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố; Vùng KTTĐ miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố; Vùng

KTTĐ phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố; Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh/thành phố. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trọng tâm được tính tổng kim ngạch 4 nhóm hàng: Nhóm hàng hóa xuất khẩu mới gồm sản phẩm công nghiệp đóng tàu, Sắt thép; hóa chất; Nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản; Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản; Nhóm hàng công nghiệp chế biến (bao gồm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp).

Bảng 2.14: Kết quả hồi quy quan hệ giữa xuất khẩu theo nhóm hàng hóa và tăng trưởng kinh tế vùng

Dependent Variable: GDP_VND Sample: 1996 2010

Total panel (balanced) observations: 360

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EXPORTS_VND 0.868510 0.021609 40.19225 0.0000

C 6263.659 320.8931 19.51946 0.0000 R-squared 0.818589 Mean dependent var 36976.55 Adjusted R-squared 0.818082 S.D. dependent var 35793.35 S.E. of regression 16542.91 Sum squared resid 9.80E+10 F-statistic 1615.417 Durbin-Watson stat 0.230640 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn:Tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews

Kết quả ước lượng ở bảng 2.14 cho cả 2 mô hình đều có hệ số góc dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, các mô hình đều cho kết quả tốt, chỉ rõ mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng và xuất khẩu. Giả thuyết H0được bác bỏ, chúng ta chấp nhận giả thuyết H1. Điều này có nghĩa rằng khi tổng sản phẩm quốc nội của các vùng tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, tạo tiền đề gia tăng xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm trong các vùng kinh tế trọng điểm. Giả định nếu thu nhập của vùng tăng thêm 1 một đơn vị thì xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng thêm 1,49 đơn vị. Việc kiểm định quan hệ nhân quả Granger bao gồm 2 biến xuất khẩu và GDP đều cho thấy tồn tại quan hệ nhân quả 2 chiều giữa xuất khẩu và thu nhập quốc dân hay tốc độ tăng trưởng của các vùng kinh tế.

Bảng 2.15: Kết quả hồi quy tác động của tăng trưởng kinh tế vùng đến xuất khẩu hàng hóa trọng tâm

Sample: 1996 2010

Total panel (unbalanced) observations: 359

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG_GDPN 1.495214 0.022463 66.56245 0.0000

C -2.480951 0.093505 -26.53285 0.0000 R-squared 0.925432 Mean dependent var 5.481878 Adjusted R-squared 0.925223 S.D. dependent var 3.338013 S.E. of regression 0.362526 Sum squared resid 46.91873 F-statistic 4430.560 Durbin-Watson stat 0.206467 Prob(F-statistic) 0.000000

(a)

Dependent Variable: EXPORTS_VND Sample: 1996 2010

Cross-sections included: 24

Total panel (balanced) observations: 360

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. GDP_NOMINAL_VND 0.868254 0.020495 42.36481 0.0000

C -3469.396 316.7903 -10.95171 0.0000 R-squared 0.833703 Mean dependent var 27514.55 Adjusted R-squared 0.833239 S.D. dependent var 41062.01 S.E. of regression 17479.36 Sum squared resid 1.09E+11 F-statistic 1794.777 Durbin-Watson stat 0.264089 Prob(F-statistic) 0.000000

(b)

Nguồn:Tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews

2.3.3. Kiểm định sự đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăngtrưởng kinh tế của từng vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 88)