Kiểm định sự đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăng trưởng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 90)

7. Bố cục của luận án

2.3.3. Kiểm định sự đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăng trưởng

Kiểm định sự đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế vùng theo từng vùng kinh tế trọng điểm được thực hiện thông qua 2 phương trình ước lượng được mô tả ở Bảng 2.15. Số lượng quan sát tiến hành nghiên cứu là 360, được phân tích bằng dữ liệu bảng (Panel data). Ngoài các biến lượng là thu nhập quốc dân, xuất khẩu các vùng và xuất khẩu từng vùng, luận án đưa thêm các biến chất (là các biến giả mô tả từng vùng kinh tế trọng điểm) để phân tích tác động của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm đến tăng trưởng từng vùng và ngược lại. Giải thích tên biến được chỉ rõ ở Phụ lục 8.

Bảng 2.16: Kết quả hồi quy tác động của xuất khẩu mỗi nhóm hàng hóa trọng tâm đến tăng trưởng kinh tế của từng vùng KTTĐ

Biến phụ thuộc: GDP_NOMINAL_VND

Biến độc lập

Hệ số ước lượng

Phương trình hồi quy

(1) (2) (3) (4) (5) Hệ số chặn Tham số 13824,82 3391,83 14140,15 13618,34 11686,42 Thống kê T 11,23 3,84 11,07 11,63 10,15 NHOM1_VND Tham số 5,73 3,79 Thống kê T 39,11 33,00 NHOM2_VND Tham số 2,48 0,39 Thống kê T 23,38 7,67 NHOM3_VND Tham số 1,21 0,62 Thống kê T 16,72 15,48 NHOM4_VND Tham số 0,96 0,22 Thống kê T 8,23 13,28 VUNG1 Tham số -6532,24 3722,72 -2703,99 -2345,05 -4040,42 Thống kê T -4,96 2,99 -1,45 -1,42 -3,27 VUNG2 Tham số -8793,75 2231,78 -5754,28 -5772,46 -6635,13 Thống kê T -6,65 2,28 -3,92 -4,36 -5,37 VUNG3 Tham số -3620,30 7551,83 -4067,05 -3325,40 -7233,29 Thống kê T -1,95 4,32 -2,49 -1,19 -5,67 R2 0,82 0,64 0,46 0,21 0,92

Nguồn:Tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews

Với mức ý nghĩa  = 0,05 cho trước, kiểm định mối quan hệ thứ tự của hệ số với các số thực cho trước:

Cặp giả thuyết: 0 1 H : 0 H : 0 j j   =   ≠  j = 1,5

Tiêu chuẩn kiểm định : Tqs = ˆ

ˆ ( ) j j Se  

Nếu Tqs> t/2(n – k) thì bác bỏ H0, ngược lại: chưa có cơ sở bác bỏ H0. Với giả định thiết lập biến giả để kiểm tra tác động của xuất khẩu từng nhóm hàng hóa trọng tâm đến tăng trưởng kinh tế của từng vùng như sau: các biến VUNG1, VUNG2, VUNG3 là các biến giả thuộc các vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ Trung Bộ và KTTĐ Nam Bộ tương ứng. Khi chúng ta phân tích vùng KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long, hệ số hồi quy của các biến giả trên đều bằng không.

Kiểm định mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của từng nhóm hàng hóa đối với từng vùng kinh tế trọng điểm bằng phần mềm Eviews 7.0 cho thấy các tham số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, chúng ta có cơ sở để bác bỏ H0, chấp nhận giả thuyết H1là mỗi một nhóm hàng đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế vùng. Thật vậy, hệ số góc của các vùng đều có giá trị dương, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nên chỉ rõ khi xuất khẩu của từng nhóm hàng hóa trọng tâm tăng góp phần làm tăng GDP cùng vùng 4 này. Đồng thời, kết quả hồi quy các phương trình (1), (2), (3), (4) và (5) chỉ rõ nhóm hàng hóa xuất khẩu mới gồm sản phẩm công nghiệp đóng tàu, Sắt thép; hóa chất có xu hướng đóng góp nhiều nhất, tiếp theo là nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản; Nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản; và cuối cùng là nhóm hàng công nghiệp chế biến (bao gồm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) vào tăng trưởng của từng vùng. Phương trình ước lượng (5) cho thấy:

- Nếu chúng ta xem xét vùng 4, hệ số góc của các vùng 1, vùng 2 và vùng 3 đều bằng không, khi đó hệ số chặn ước lượng được của vùng 4 là a0= 11686,42.

- Nếu xem xét vùng 1, xét VUNG1 = 1, còn VUNG2 = VUNG3 = 0, khi đó hệ số chặn ước lượng được của vùng 1 là a0+ a1= 11686,42 – 4040,42 = 7646.

- Nếu xem xét vùng 2, xét VUNG2 = 1, còn VUNG1 = VUNG3 = 0, khi đó hệ số chặn ước lượng được của vùng 2 là a0+ a2= 11686,42 – 6635,13 = 5051,29.

- Nếu xem xét vùng 3, xét VUNG3 = 1, còn VUNG1 = VUNG2 = 0, khi đó hệ số chặn ước lượng được của vùng 3 là a0+ a3= 11686,42 –7233,29 = 4453,13.

Vì tham số ước lượng của biến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm có giá trị dương, cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nên điều này chỉ rõ tác động của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm có đến tăng trưởng kinh tế của từng vùng. Khi chúng ta đưa biến giả vào phân tích 4 vùng kinh tế. Chúng ta nhận thấy cả 4 vùng đều có hệ số chặn giá trị dương. Điều này có nghĩa xuất khẩu hàng hóa trọng tâm ở mỗi vùng đều đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế vùng. Sự đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế theo vùng kinh tế là khác nhau ở mỗi vùng, cụ thể, nhìn vào hệ số chặn được ước lượng cho chúng ta thấy, nếu giá trị xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của từng vùng tăng thêm 1 đơn vị thì vùng 4 đóng góp nhiều nhất, sau đó đến vùng 1, 2 và 3 tương ứng vào tăng trưởng kinh tế của vùng đó.

Kết quả thực nghiệm cho chúng ta kết luận rằng, xuất khẩu nhóm các hàng hóa trọng tâm của vùng KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long đang đóng góp rất tích cực

vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Việc thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng hóa 1 có xu hướng làm tăng GDP của vùng này cao hơn vùng 3, vùng 1 và vùng 2 tương ứng. Thúc đẩy nhóm hàng hóa 2 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự là vùng 3; vùng 1; vùng 4 và vùng 2. Nhóm hàng hóa 3 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự vùng 4, vùng 1, vùng 3, và vùng 2. Nhóm hàng hóa 4 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự vùng là vùng 4, vùng 1, vùng 3 và vùng 2. Tuy nhiên, kết quả hồi quy phương trình (3) và (4) trong bảng 2.19 cho thấy chúng ta chưa kết luận được nhóm hàng hóa 3 và nhóm hàng hóa 4 có đóng góp tích cực vào vùng KTTĐ Bắc Bộ hay không, do hệ số ước lượng của biến giả vùng 1 thuộc miền chấp nhận H0ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Như vậy, giữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo ngành hàng với tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế tuỳ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Nhóm hàng hóa xuất khẩu mới đã và đang là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh ở tất cả các vùng kinh tế. Nhóm hàng hóa nhiên liệu và khoáng sản xuất khẩu phần lớn đóng góp vào tăng trưởng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và Nam Bộ cao hơn 2 vùng còn lại. Nhóm hàng hóa nông sản, lâm sản và thủy sản đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều hơn 2 vùng còn lại. Kết quả cũng tương tự như thế đối với nhóm hàng hóa còn lại. Các kết luận này giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra được những chính sách hợp lý thúc đẩy tăng trưởng vùng.

Kiểm định tác động của nhóm hàng thô, sơ chế và tinh chế đến tăng trưởng vùng:

Nếu phân kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo 3 nhóm hàng bao gồm: nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế; hàng chế biến hoặc đã tinh chế và nhóm hàng hóa không thuộc các nhóm trên, có thể nhận thấy mối quan hệ khá rõ nét giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này với tăng trưởng kinh tế.

Có thể nhận thấy xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 1996-2010. Mặc dù cơ cấu xuất khẩu hàng hóa đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến, đã tinh chế và giảm dần tỷ trọng của hàng thô, mới sơ chế nhưng xu hướng này diễn ra không ổn định. Số liệu thống kê cho thấy, khi tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng chế biến, tinh chế càng cao và tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thô, sơ chế càng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu khi đó kinh tế tăng t rưởng cao. Ngược lại, khi tỷ trọng của kim ngạch xuất

khẩu nhóm hàng chế biến, tinh chế càng thấp và tỷ trọng của nhóm hàng thô, sơ chế càng cao khi đó nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn. Rõ ràng, giá trị gia tăng của hàng tinh chế, chế biến cao hơn so với hàng thô, mới sơ chế nên khi tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng chế biến cao sẽ tạo ra giá trị xuất khẩu cao hơn so với nhóm hàng thô, mới sơ chế. Do vậy, nhóm hàng chế biến, tinh chế xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tích cực hơn so với nhóm hàng thô, sơ chế.

Bảng 2.17: Kết quả hồi quy quan hệ giữa xuất khẩu theo nhóm hàng và tăng trưởng kinh tế

Dependent Variable: GDP Sample: 1996 2010

Included observations: 360

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

HTSC 0.968045 0.264408 3.661181 0.0081 HCBTC 1.247695 0.220857 5.649338 0.0008

C 16272.43 612.3671 26.57301 0.0000

R-squared 0.996672 Mean dependent var 34246.30 Adjusted R-squared 0.995721 S.D. dependent var 9070.043 S.E. of regression 593.3038 Akaike info criterion 15.85262 Sum squared resid 2464066. Schwarz criterion 15.94339 Log likelihood -76.26308 F-statistic 1048.164 Durbin-Watson stat 2.304051 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn:Tính toán của tác giả từ phần mềm Eviews

Lượng hoá mối quan hệ giữa cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo nhóm hàng (thô, chế biến) với tăng trưởng kinh tế, đề tài sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews trên cơ sở lượng hoá mối quan hệ giữa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo nhóm hàng với quy mô nền kinh tế và cho kết quả ở bảng 2.16. Mô hình được ước lượng là một mô hình tốt với mức độ tin cậy cao, quan hệ giữa cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo nhóm hàng với quy mô nền kinh tế được biểu diễn dưới dạng quan hệ hàm số:

Như vậy, xuất khẩu nhóm hàng chế biến, tinh chế có đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế so với đóng góp của nhóm hàng thô, mới sơ chế vào tăng trưởng kinh tế.

2.3.4. Kiểm định sự đóng góp của tăng trưởng kinh tế vùng vào xuất khẩu hànghóa trọng tâm theo từng vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 90)