7. Bố cục của luận án
3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinhtế vùng góp phần thúc đẩy
đẩy xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm
Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế vùng, Ban quản lý các vùng, các tỉnh và thành phố trong các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cần hướng tới gia tăng xuất khẩu cả về chất lượng và số lượng. Một số kiến nghị và giải pháp cần được thực hiện, bao gồm:
- Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ phải điều hành một cách đồng bộ, hệ thống, linh hoạt và hiệu quả các chính sách tài khoá, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo kiểm soát lạm phát và những cân đối lớn trong nền kinh tế về tiết kiệm, đầu tư, tiêu
dùng, tài chính, tín dụng, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán,... cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại. Trong đó, cần chú ý tới nhân tố con người và trình độ khoa học và công nghệ. Cần nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục coi giáo dục đào tạo là quốc sách h àng đầu. Từ đó, góp phần giúp nước ta nâng cao được năng suất lao động và rút ngắn khoảng các tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, tăng cường, tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước kết hợp với tăng cường xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục, hỗ trợ kinh phí giáo dục, đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng hộ nghèo,v.v.
- Tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, những nguồn vốn FDI thường không để những gánh nặng về nợ nần cho một quốc gia. Tuy nhiên, nếu việc kiểm soát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không cao, sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng tăng nhưng lại ảnh hưởng tới môi trường, các vấn đề về xã hội,… Đối với các nguồn vốn ODA cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng, giải ngân nguồn vốn này. Việc thu hút và kiểm tra giám sát và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, sẽ làm cho chất lượng tăng trưởng cao hơn, tránh gây ra các vấn đề xã hội khác,…
- Cần có chiến lược và đầu tư hiệu quả cho xuất khẩu, hướng đến tăng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô chưa qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường kinh tế đối ngoại, không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường thế giới.
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội, y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo. Những chính sách này được thực hiện tốt sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao được chỉ số phát triển con người của Việt Nam.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, môi trường. Giải pháp này xuất phát từ nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vai trò của quản lý Nhà nước là rất quan trọng trong quá trình phát triển của nước ta. Trong đó đặc biệt là quản lý về kinh tế và môi
trường. Thực hiện tốt được giải pháp này, nước ta sẽ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững được đặt ra.
- Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên.
- Phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tập trung phát triển một số vùng kinh tế trọng điểm, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế có lợi thế so sánh về địa kinh tế kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Đẩy mạnh phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như lao động, công nghệ, vốn, đất đai, v.v. hoạt động theo cơ chế thị trường.
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và sự đóng góp của tăng trưởngxuất khẩu hàng hóa trọng tâm đối với tăng trưởng kinh tế vùng