Xác định nhu cầu thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu đến năm 2015

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 110)

7. Bố cục của luận án

3.1.3. Xác định nhu cầu thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu đến năm 2015

3.1.3.1. Xu hướng xuất khẩu đối với các nhóm hàng hóa trên thế giới

Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinhtế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên bão hòa. Các nước phát triển sẽ đẩy mạnh xuất khẩu để tái cân bằng cán cân vĩ mô trong khi hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết. Các nền kinh tế mới nổi sẽ nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhu cầu hàng hóa xuất khẩu trên thế giới có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm hàng hàng cơ khí, chế biến, chế tạo công nghệ cao, hàng hóa thông minh: sẽ là các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của các nước phát triển. Đây cũng chính là các hàng hóa mà các nước có nhu cầu nhập khẩu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa của mình. Đặc biệt thị trường hàng điện tử là thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và các nhà sản xuất đang phải chịu một áp lực cạnh tranh để trở thành thị trường hàng đầu với những sản phẩm khác lạ và độc đáo. Tuy nhiên, một sản phẩm thành công sẽ nhanh chóng có những sản phẩm sao nguyên bản chính từ đối thủ cạnh tranh, khiến cho sản phẩm nhanh chóng bị giảm giá sau một thời gian được tung ra thị trường. Để dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh, nhà sản xuất buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra những công nghệ mới. Đây là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm linh kiện, điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với xu hướng mới này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải tiến chất lượng và năng suất để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản:tiếp tục là thế mạnh xuất khẩu của các nước đang phát triển. Nhập khẩu nông sản và thủy sản vào các nước nhóm 1 sẽ không suy giảm mạnh, đặc biệt là với những mặt hàng họ không thể sản xuất được (rau quả nhiệt đới, thủy sản đặc trưng của vùng), nhưng nhập khẩu hoa và một số lâm sản không thiết yếu sẽ giảm sút. Các nước thuộc nhóm 2 sẽ tiêu thụ và nhập khẩu nhiều hơn các loại hàng hóa này.

- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép,...): Nhập khẩu dệt may và giày dép (nhóm hàng có hàm lượng lao động thủ công cao) của các nước nhóm 1 sẽ không tăng trưởng mạnh, trong khi hai thị trường mới nổi là Nga và Braxin, một số

Đông Âu và Úc có thể sẽ nhập khẩu nhiều hơn. Hàng hóa thời trang cao cấp sẽ được nhập khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ để phục vụ tầng lớp trung và thượng lưu mới.

- Nhóm hàng khoáng sản và năng lượng : Nhóm hàng không thể tái tạo: Nhiều nước sẽ hạn chế các hoạt động xuất khẩu khoáng sản để bảo vệ tài nguyên cho tương lai, trong khi tìm cách nhập khẩu hoặc đầu tư khai thác nguồn khoáng sản tại các nước khác. Giá của các loại khoáng sản sẽ ngày càng tăng. Nhóm hàng có thể tái tạo: Mặt hàng này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong xuất khẩu những năm tới, bởi nhu cầu sử dụng năng lượng mới, sạch thay thế nguồn năng lượng không thể tái tạo đang cạn kiệt dần.

3.1.3.2. Nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

- Nhóm hàng nông lâm thủy sản và hàng thực phẩm, đồ uống chế biến: Nhu cầu của thế giới đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sẽ vẫn ở mức cao, đặc biệt với nhóm lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp kéo dài tuổi thọ và thân thiện với môi trường. Đối với nhóm thực phẩm và đồ uống chế biến, nhu cầu đối với nước ép rau, nước ép quả (phục vụ tiêu thụ trực tiếp hoặc sản xuất các thực phẩm chức năng) sẽ ngày càng tăng.

- Nhóm hàng chế tác: Nhóm hàng hóa gia công (dệt may, da giày, đồ gỗ ,...): Nhập khẩu dệt may và giày dép (nhóm hàng có hàm lượng lao động thủ công cao) của các nước nhóm 1 sẽ không tăng trưởng mạnh, trong khi hai thị trường mới nổi là Nga và Braxin, một số Đông Âu và Úc có thể sẽ nhập khẩu nhiều hơn. Hàng hóa thời trang cao cấp sẽ được nhập khẩu nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ để phục vụ tầng lớp trung và thượng lưu mới. Hàng dệt may, da giầy, đồ gỗ của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu thuộc nhóm bình dân; trong giai đoạn 2012-2015 nhóm hàng này sẽ có nhu cầu cao tại các thị trường mới nổi và một số phân đoạn người tiêu dùng thu nhập thấp tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản; trong khi nhóm hàng cao cấp hơn sẽ duy trì được thị phần tại các thị trường khó tính như Mỹ và EU. Nhóm hàng hóa có giá trị gia tăng cao (thường là hàng hóa có yếu tố FDI) (hàng điện, điện tử, hàng thông minh, cao cấp, công nghệ cao): Nhu cầu đối với nhóm hàng này sẽ tăng mạnh ở cả nhóm nước phát triển và mới nổi. Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam chưa thể xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghệ cao nhưng có thể tận dụng cơ hội từ nhu cầu thế giới đối với nhóm linh kiện điện tử tăng mạnh. Ngoài ra, nếu đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động Nghiên cứu phát triển để có các phát minh mới, nước ta sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút đầu tư, liên doanh với các

nhà đầu tư ngoài để sản xuất các mặt hàng công nghệ cao; từng bước tạo nền tảng cho việc nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam.

- Nhóm hàng khác (không thuộc nhóm xuất khẩu chiến lược, cần ưu tiên, tập trung): Nhu cầu đối với nhóm hàng khoá ng sản, năng lượng trên thế giới sẽ ngày càng tăng nhưng khoáng sản, nhiêu liệu thô không thuộc diện khuyến khích xuất khẩu tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 110)