Xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinhtế tại các vùng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 72)

7. Bố cục của luận án

2.2.2. Xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinhtế tại các vùng

Mỗi một vùng KTTĐ tăng trưởng nhanh có tác động lan tỏa, kích thích tăng trưởng và phát triển của các vùng xung quanh và toàn bộ nền kinh tế thông qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng, lan truyền tiến bộ công nghệ, xã hội,… Các vùng KTTĐ giống như các lãnh thổ hạt nhân đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Hàng hóa xuất khẩu trọng tâm trong các vùng được chia thành 4 nhóm sau đây:

- Nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản: Thủy sản; Rau quả; Sản phẩm gỗ các loại; Nhân điều; Cà phê; Chè các loại; Hạt tiêu; Gạo; Cao su.

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Dầu thô; Xăng dầu các loại; Than đá; Quặng và các loại khoáng sản khác.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến (bao gồm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp):Bánh kẹo; Sản phẩm từ cao su; Giấy và sản phẩm từ giấy; Hàng dệt và may mặc; Giày dép các loại; Sản phẩm gốm, sứ; Hàng điện tử và linh kiện máy tính; Máy móc, thiết bị; Dây điện và cáp điện; Phương tiện vận tải và phụ tùng.

- Nhóm hàng hóa xuất khẩu mới: sản phẩm công nghiệp đóng tàu, Sắt thép các loại; hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, Sản phẩm đá quý và kim loại quý.

2.2.2.1. Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Quyết định số (145/2004/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Vùng có diện tích tự nhiên 15.278 km2, tổng số dân khoảng 16 triệu người (năm 2010), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,3 lần (giai đoạn 2006-2010) và gấp 1,25 lần (giai đoạn 2011-2020) so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 21% (năm 2005) lên 23-24% (năm 2010) và 28-29% (năm 2020).

Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm tăng từ 447 USD (năm 2005) lên 1.200 USD (năm 2010). Đạt tốc độ đổi mới công nghệ bình quân 20 - 25%/năm. Bảng 2.4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP theo giá năm 1994 luôn giữ mức khoảng

10% - 12% hàng năm giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, sau đó giảm nhẹ trong 2 năm 2009 và 2010. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,1%; khu vực dịch vụ tăng 12,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,6 triệu đồng, cao gấp 1,4 lần so với mức chung của cả nước. Trung bình giai đoạn 1995 – 2003, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của vùng đạt 15,68%. Sau đó, từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm luôn đạt trên 21%, ngoại trừ năm 2009 là 2,4% do khủng hoảng kinh tế thế giới, sang năm 2010 đạt 25,2%. Trung bình cả giai đoạn 2003 – 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của vùng trung bình thường ở mức cao, đạt 26,7%.

Bảng 2.5: Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vùng KTTĐ Bắc Bộ

Đơn vị: xuất khẩu (triệu USD), GDP thực tế (nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2008 2009 2010 Xuất khẩu 1.639,4 2.091,2 5.238,3 10.744,7 13.782,7 15.870 GDP thực tế 34,5 50,6 87,7 128,2 139,8 152,1 Tốc độ XK vùng KTTĐBB 51,9 1,1 26,2 30,7 28,3 15,1 Tốc độ GDP vùng KTTĐBB 13,4 11,6 12,2 14,7 9,0 8,8 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 17,8 14,4 16,1 17,1 24,1 22,0 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 14,9 18,5 22,3 26,2 26,6 26,6

Nguồn:Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Trong cơ cấu xuất khẩu của vùng, Hà Nội là địa phương có đóng góp lớn nhất cho tổng giá trị xuất khẩu của cả vùng. Hàng năm, tỷ trọng đóng góp xuất khẩu của Hà Nội vào giá trị xuất khẩu của vùng đều trên 50%, trung bình giai đoạn 1995 – 2003 là 67,8%, giai đoạn 2004 – 2010 là 53,6%. Trong giai đoạn 1995-2004, Hải Phòng chiếm vị trí thứ hai (chiếm 10,8%) và Quảng Ninh chiếm vị trí thứ ba (chiếm 14,5%). Sang giai đoạn 2005-2010, Quảng Ninh có sự bứt phá về tốc độ gia tăng xuất khẩu chiếm vị trí thứ hai (chiếm 16,2%), Hải Phòng chiếm vị trí thứ ba khoảng 14,1%, các tỉnh còn lại chiếm 16,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng.

Hình 2.2 mô tả mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trọng tâm trên GDP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm từ năm 1996 đến 2010 của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Biểu đồ cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm/GDP và tốc độ tăng

đoạn này. Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trong năm 2009 nên xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của vùng có xu hướng giảm mạnh, nhưng năm sau đó đã có sự phục hồi đáng kể. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm năm 2010 lên đến 25% so với năm trước đó.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của vùng KTTĐ Bắc Bộ (%)

Nguồn:Tính toán của tác giả

Bảng 2.5 cho thấy kim ngạch của nhiều mặt hàng trọng tâm trong vùng luôn ở mức cao, đóng góp tỷ lệ lớn vào kim ngạch xuất khẩu của vùng như mặt hàng: cà phê, gạo, than đá, hàng dệt may, giày dép các loại, hàng điện tử,... Theo tổng hợp từ Cục thống kê của các tỉnh, các nhóm mặt hàng này thường có tốc độ tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 10% mỗi năm đối với mỗi mặt hàng.

Việc thúc đẩy xuất khẩu các nhóm mặt hàng trên đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho từng địa phương. Đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH từng địa phương, từng khu vực, gia tăng lượng công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người dẫn sống trong và ngoài vùng. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế vùng và kinh tế cả nước. Trong những năm tới, vùng KTTĐ Bắc bộ chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghệ cao như cơ khí chế tạo, đóng tàu, công nghệ điện tử - tin học, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát triển các mặt hàng trọng tâm, đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu trên cơ sở khai thác tối đa và hài hòa các nguồn lực trong vùng.

Đơn vị tính:Triệu USD STT Năm 2005 2007 2008 2010 1 Hàng thủy sản 70,4 54,6 49,1 59,1 2 Cà phê 155,3 249,9 283,4 220,4 3 Chè 40,9 36,6 51,1 51,6 4 Gạo 178,8 153,9 159,2 236,6 5 Than đá 87,8 179,4 168,9 184,2 6 Hàng dệt may 1.072,3 1.481,8 1.833,0 1.525,8 7 Giầy dép các loại 465,2 552,2 558,9 535,1 8 Hàng thủ công mỹ nghệ 58,9 80,7 100,9 78,5 9 Hàng điện tử 146,7 285,0 271,0 284,3 10 Máy tính và linh kiện 0,0 702,8 957,7 637,6

Nguồn:Tổng hợp từ Cục thống kê các tỉnh

Các đô thị hạt nhân để thúc đẩy xuất khẩu của vùng là Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long, trong đó Hà Nội là thành phố trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nước. Trên cơ sở đó sẽ phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hoà Lạc, Hải Phòng - Hạ Long. Hoạt động phát triển du lịch vùng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.

Vùng KTTĐ Bắc bộ đang từng bước chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên đáng kể, những tỉnh trong vùng đều thuộc vào loại có tiềm năng về kinh tế và lao động. Nhìn chung trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc bộ đã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

2.2.2.2. Vùng KTTĐ Trung Bộ

Vùng KTTÐ Trung Bộ trải dài hơn 500 km, bao gồm năm tỉnh, thành phố là: Thừa Thiên - Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh. Toàn vùng rộng gần 28 nghìn km2, dân số gần chín triệu người. Bình quân các năm gần đây, đã đóng góp khoảng 36,2% GDP. Vùng này có nhiều lợi thế về địa lý, khoáng sản, kinh tế biển, cảng biển sâu, có hàng loạt di sản văn hóa, thuận tiện giao thông tiểu vùng lục địa và rất thuận lợi về giao thông đường biển, đường hàng không với quốc tế. Lợi

thế ấy sau khi có các nghị quyết nêu trên đã được nâng lên tầm cao mới, nhờ việc đẩy mạnh tốc độ đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng về giao thông đường bộ, cảng biển, sân bay, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc,.v.v.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch nhất định, tỷ trọng GDP dịch vụ và công nghiệp tăng dần và giảm dần tỷ trọng nông lâm. Các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, liên vận - trung chuyển hàng hóa quốc tế, thủy điện, đánh bắt hải sản xa bờ, đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền,... đã tăng tr ưởng với tốc độ nhanh. Vùng KTTÐTB đã và đang tập trung đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các khu kinh tế, như Khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Kinh tế Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội,... thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng. Ðặc biệt, vai trò đầu tàu, trung tâm thương mại, tài chính, giao dịch quốc tế, nối kết hành lang kinh tế Ðông - Tây và mở đường biển, đường hàng không ra nước ngoài của thành phố Ðà Nẵng ngày càng nổi bật; Huế đã trở thành thành phố Festival.

Bảng 2.7: Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng trọng tâm vùng KTTĐ Trung Bộ

Đơn vị: xuất khẩu (triệu USD), GDP thực tế (nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2008 2009 2010 Xuất khẩu 250,0 411,6 907,2 1.695,1 1.857,7 2.379,4 GDP thực tế 11,7 14,6 24,0 33,7 38,3 43,5 Tốc độ XK vùng KTTĐTB 28,4 28,9 20,6 20,5 9,6 28,1 Tốc độ GDP vùng KTTĐTB 9,8 9,1 12,2 11,1 13,6 13,8 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 2,7 2,8 2,8 2,7 3,3 3,3 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 5,1 5,3 6,1 6,9 7,3 7,6

Nguồn:Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Bảng 2.6 cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu của vùng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đã có xu hướng tăng đều đặn các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20% mỗi năm, ngoại trừ năm 2009 có sự suy giảm đáng kể (chỉ đạt 9,6%). Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của cả vùng vẫn còn thấp, thấp hơn các vùng khác trong cả nước tương ứng với các năm.Tốc độ tăng GDP giữa các tỉnh, thành phố trong vùng KTTÐTB không đều, nhưng dao động trung bình từ 10,6% đến 13%/năm trong những năm gần đây.

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của vùng KTTĐ Trung Bộ (%)

Nguồn:Tính toán của tác giả

Hình 2.3 cho thấy tốc độ gia tăng xuất khẩu có sự biến động mạnh qua các năm từ 1996-2010 của vùng KTTĐ Trung Bộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng vẫn đạt mức ổn định và có xu hướng tăng nhẹ những năm gần đây. Đồng thời, biểu đồ cho thấy mức độ đóng góp của xuất khẩu vào GDP có xu hướng tăng qua các năm, ngoại trừ có giảm nhẹ năm 2001. So cả nước, ước tính, tăng trưởng GDP bình quân của vùng giai đoạn 2006 - 2010 tăng khoảng 1,2 lần; tỷ lệ đóng góp trong GDP khoảng 6%; giá trị xuất khẩu hàng hóa trọng tâm bình quân đầu người năm 2010 khoảng 374 USD; tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn này khá cao, khoảng 42%; số lao động không có việc làm đã giảm xuống dưới 5%; số hộ nghèo còn khoảng 8,8%,...

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trọng tâm Vùng KTTĐ Trung Bộ

Đơn vị tính:Triệu USD

STT Năm 2005 2007 2008 2010 1. Hàng thủy sản 252 315,0 393,8 507,9 2. Cà phê 93,2 116,5 145,6 219,0 3. Gạo 93 116,3 172,0 221,9 4. Hàng nông sản khác 24 30,0 37,5 48,4 5. Hàng dệt may 219 273,8 342,2 441,4 6. Giầy dép các loại 34 42,5 53,1 68,5 7. Hàng thủ công mỹ nghệ 15 18,8 23,4 30,2 8. Sản phẩm bằng gỗ 24 30,0 37,5 48,4

Nguồn:Tổng hợp từ Cục thống kê các tỉnh

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trọng tâm của vùng trên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu các nhóm Thủy hải sản, Cà phê; Gạo; Hàng dệt may; Giày dép tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng, trung tâm kinh tế lớn của miền Trung. Hàng thủy hải sản được phân bổ đều cho cả 4 địa phương trong vùng. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm hàng hóa này trung bình vào khoảng 10%, nhưng giá trị kim ngạch không cao khi so sánh với các vùng khác. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trọng tâm của vùng được mô tả ở bảng 2.7.

Tuy vậy, vùng KTTÐTB vẫn chưa vượt trội so với các vùng KTTĐ khác trong nước. Bởi, đây là vùng có điểm xuất phát về kinh tế tương đối thấp, địa hình gấp gãy, độ dốc cao, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai khó lường, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thêm khó khăn về nguồn tài chính, phương thức đầu tư, nhân lực, khả năng xử lý môi trường,... Ngoài ra, ở tầm vĩ mô, vẫn còn bất cập về quy hoạch các phân khu chức năng trong các khu kinh tế cho phù hợp tốc độ, điều kiện CNH - HÐH và để tạo ra thêm tiền đề phát triển cho các tỉnh, thành phố này.

2.2.2.3. Vùng KTTĐ Nam Bộ

Vùng KTTĐ Nam Bộ (còn gọi là vùng KTTĐ phía Nam) trước năm 2004 gồm TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ trưởng kinh tế cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởn g chung của cả nước trong suốt 15 năm (1991 - 2005). Từ năm 2004, địa giới vùng KTTĐ Nam Bộ được Chính phủ cho mở rộng thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Như vậy, đến nay vùng KTTĐ Nam Bộ bao gồm TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh đó, có diện tích tự nhiên trên 30.000 km2 (chiếm 9,2% diện tích cả nước); dân số trên 15 triệu người (chiếm khoảng 18% dân số cả nước).

Với tỷ lệ đóng góp những năm gần đây chiếm khoảng 4 5% GDP của cả nước, vùng KTTĐ Nam Bộ đang tiếp tục là vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2000 - 2010 đạt 10,6%, chiếm tỷ trọng 60% giá trị sản xuất công nghiệp, 65% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế của vùng là khu vực nông, lâm, thuỷ sản 7,3%, khu vực công nghiệp và xây dựng 56,3% và khu vực dịch vụ 36,4%. Thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt 31,4 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần mức bình quân của cả nước và gấp 1,9 lần vùng KTTĐ Bắc Bộ và 3,2 lần của vùng KTTĐ Trung Bộ. Tổng thu ngân sách của vùng

chiếm 66,5% tổng thu ngân sách quốc gia. Vùng KTTĐ Trung Bộ đã thu hút vốn đầu tư trong hơn 20 năm qua tới 54% tổng vốn đăng ký đầu tư toàn quốc,...

Bảng 2.9: Xuất khẩu hàng trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ Nam Bộ

Đơn vị: xuất khẩu (triệu USD), GDP thực tế (nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2008 2009 2010 Xuất khẩu 4497,7 9867,2 21070,6 36468,5 35287,6 42781,9 GDP thực tế 78,2 105,0 177,7 239,6 260,5 277,5 Tốc độ XK vùng KTTĐNB 28,8 26,1 34,0 15,6 -3,2 21,2 Tốc độ GDP vùng KTTĐNB 11,7 11,3 9,5 11,5 8,7 6,5 Tốc độ GDP cả nước thực tế 8,2 6,8 8,4 6,2 7,4 8,6 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 49,0 68,1 64,9 58,2 61,8 59,3 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 33,8 38,4 45,2 48,9 49,5 48,6

Nguồn:Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Theo kết quả tính toán từ Bảng 2.8, vùng KTTĐ Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13% (giai đoạn 2006 - 2010), tỷ lệ đóng góp trong

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 72)