Tác động của xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm tới tăng trưởng kinhtế

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 42)

7. Bố cục của luận án

1.2.1. Tác động của xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm tới tăng trưởng kinhtế

Mặt khác, nếu nhìn nhận một cách cực đoan lý thuyết tăng trưởng vùng dựa vào xuất khẩu hàng hóa trọng tâm sẽ có thể dẫn đến sai lầm bởi sự liên kết bên trong vùng và giữa vùng với phần còn lại, làm giảm các quan hệ tương tác giữa các vùng, mà thực tế thì các quan hệ này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng vùng. Ngoài ra, cũng còn một số vấn đề tranh luận xung quanh lý thuyết này, ví dụ như có phải tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm luôn dẫn đến tăng trưởng vùng hay không, phải chăng tất cả các loại xuất khẩu đều tác động như nhau đến tăng trưởng vùng hay tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm có phải chỉ được xác định duy nhất bởi cầu bên ngoài vùng hay không?

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU HÀNG HÓATRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG

1.2.1. Tác động của xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm tới tăng trưởng kinhtế vùng tế vùng

Trong bối cảnh nền kinh tế mở và xu hướng nhất thể hoá thị trường thế giới hiện nay thì ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển ngoại thương nó riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng xuất khẩu của một quốc gia có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó, cũng giống như một doanh nghiệp muốn đứng vững thì sản phẩm của doanh nghiệp đó phải phù hợp nhu cầu thị trường và có sức cạnh tranh cao. Hoạt động xuất khẩu của một nước muốn phát triển được đòi hỏi nước đó phải có mặt hàng xuất khẩu hợp lý? Một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý phải cho phép đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở vận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Đặc biệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này có nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm đóng vai trò quyết định, đại diện cho toàn bộ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thể hiện được tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia.

Hoạt động xuất khẩu của một nước muốn phát triển được đòi hỏi nước đó phải xây dựng và phân loại được cơ cấu nhóm hàng hóa xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các nhóm xuất khẩu hàng hóa trọng tâm. Xây dựng được các nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở vận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm đóng vai trò quyết định, đại diện cho toàn bộ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thể hiện được tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia. Việc xây dựng nhóm hàng xuất khẩu trọng tâm nhằm tập trung tạo ra nhóm mặt hàng có vai trò động lực thúc đẩy toàn bộ nền xuất khẩu phát triển nhanh và hiệu quả nhất. Tập trung xây dựng mặt hàng xuất khẩu trọng tâm có ý nghĩa lớn đối với nhiều mặt củ a nền kinh tế có thể thấy rõ các điểm sau:

Thứ nhất là làm tăng quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong và ngoài vùng

Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của mình, xây dựng nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm có ý nghĩa lớn trong việc mở rộng quy mô sản xuất trong nước và đóng góp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và theo đó là làm phong phú thêm thị trường nội địa. Nhóm các mặt hàng xuất khẩu trọng tâm thường đem lại kim ngạch cao, thị trườ ng tiêu thụ lớn, và sức cạnh tranh do đó đòi hỏi tiền đề cho nó là một nền sản xuất trong nước phát triển. Để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường thế giới về các mặt hàng thuộc nhóm hàng trọng tâm này đỏi hỏi quy mô sản xuất phải được mở rộng đ ến mức độ nào đó. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta có nhu cầu vốn đầu tư lớn nhưng các nguồn vốn lại luôn thiếu. Do vậy, việc tập trung xây dựng các mặt hàng xuất khẩu trọng tâm sẽ giúp ta có được nguồn ngoại tệ lớn tập trung xây dựng được một số ngành có quy mô sản xuất lớn trước hết là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm và phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Xây dựng nhóm hàng xuất khẩu trọng tâm đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu thông qua mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch, ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng dần xuất khẩu các sản phẩm tinh tế thay vì xuất khẩu sản phẩm thô và qua sơ chế. Để có thể làm được điều này đòi hỏi hỏi phải có sự đầu tư cho sản xuất, nâng cao trình độ chế biến (máy móc, khoa học công nghệ, trình độ lao động,...). Điều này có nghĩa là thông qua việc xây dựng củng cố

phát triển nhóm hàng xuất khẩu trọng tâm đã góp phần chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Việc phân loại nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm dựa vào cơ cấu hàng xuất khẩu cho chúng ta thấy xuất khẩu có vai trò tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu biểu hiện sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu biểu hiện sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất của một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển. Các ngành khác ở đây là những ngành có liên quan, phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa trọng tâm phát triển tạo nhu cầu phải phát triển một hệ thống phục vụ cho nó bao gồm có các ngành ngân hàng, vận tải, bảo hiểm,... Bên cạnh đó muốn xuất khẩu phát triển thì tiền đề là phải phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ hoạt động xuất khẩu phát triển thì thu nhập của nhân công hoạt động trong những ngành này cũng sẽ được nâng cao.

Xét từ khía cạnh khác, xuất khẩu hàng hóa trọng tâm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua mở rộng đầu vào cho quá trình sản xuất cả về số lượng, hiệu quả và chủng loại. Với một nền ngoại thương phát triển, một quốc gia không chỉ không còn bị phụ thuộc vào đầu ra l à thị trường trong nước nữa mà đầu vào cũng được phát triển thông qua hoạt động nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng để có thể nhập khẩu thì phải nói đến vai trò của xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu như đã được phân tích ở phần trên. Ngoài r a xuất khẩu còn giúp thiết lập nguồn cung cấp hàng nhập khẩu ổn định và hiệu quả. Thông qua hoạt động nhập khẩu hoạt động xuất khẩu đã góp phần mở rộng nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất trong nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệ p, hiện đại mà không bị giới hạn bởi nguồn cung cấp đầu vào hạn hẹp trong nước.

Tác động của hoạt động xuất khẩu đến nền sản xuất nước ta còn được thể hiện ở việc hoạt động xuất khẩu đã tạo ra tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thực hiện xuất khẩu có nghĩa chúng ta bán hàng hoá của nước mình sang thị trường các nước khác tham gia vào thị trường thế giới. Do vậy, hàng hóa trong nước sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh với mức độ hoàn toàn khác với thị trường trong nước cả về giá cả, chất lượng và mẫu mã chủng loại hàng hóa. Muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh này các sản phẩm hóa xuất khẩu phải liên tục được cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp thông qua

hoạt động xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường thế giới. Các doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật cạnh tranh gay gắt của thị trường này. Xét ở tầm vi mô các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, phải liên tục đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới và cạnh tranh được với doanh nghiệp các nước khác.

Tóm lại, xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm có tác động mạnh mẽ đến sản xuất vùng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong và ngoài vùng theo hướng tích cực.

Thứ hai là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho vùng

Một nền kinh tế có cơ sở vật chất nghèo nàn, kém phát triển nếu đầu tư phân tán thì các mặt hàng xuất khẩu nếu có cũng rất nhỏ bé không đáng kể. Kết quả là nguồn ngoại tệ đặc biệt quan trọng thu từ hoạt động xuất khẩu là nhỏ bé và do đó tác động của nó đối với quá trình phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là không đáng kể. Nhưng cũng trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn như vậy nếu song song với quá trình đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, căn cứ vào thị trường thế giới và lợi thế so sánh của đất nước tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển một số mặt hàng xuất khẩu trọng tâm thì đây sẽ là động lực để thúc đẩy xuất khẩu phát triển tăng nhanh kim ngạch. Nhóm hàng này sẽ tạo được đột biến trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, trong nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm thì nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu thường là những mặt hàng có kim ngạch lớn, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và đây lại là những mặt hàng đất nước có thế mạnh cạnh tranh nên thường có tốc độ tăng trưởng mạnh. Do vậy, khi nhóm hàng này tăng trưởng, nó sẽ đóng góp một lượng lớn ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Theo quan điểm của Keynes, xuất khẩu là một bộ phận của tổng cầu. Công thức tổng cầu trong nền kinh tế mở: AE = C + I + G + NX, trong đó: AE là tổng chi tiêu trong nền kinh tế (hay tổng cầu), C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu chính phủ, NX là xuất khẩu ròng, (= xuất khẩu - Nhập khẩu) cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, nếu xuất khẩu tăng thì tổng chi tiêu trong nền kinh tế AE tăng hay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về mặt lượng. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.

Thứ ba là tạo điều kiện giữ vững và ổn định thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu của một quốc gia được đại diện bởi nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu trọng tâm ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ xuất khẩu nói chung. Nhờ vào việc xuất khẩu các nhóm mặt hàng chủ yếu ở các thị trường lớn, nhờ vào uy tín và chất lượng sản phẩm, nhờ vào giá cả có tính cạnh tranh, mà thị trường xuất khẩu nói chung của một nước cũng được giữ vững và ổn định. Ngoài ra, thông qua xuất khẩu các mặt hàng này mà một nước có thể khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng khác.

Thứ tư là tác động giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội khác trong và ngoài vùng kinh tế

Xuất khẩu không chỉ có tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy mạnh sản xuất mà còn tác động đến nhiều mặt xã hội. Trước tiên, xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm có tác dụng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nước ta là một nước có dân số đông trên thế giới (đứng thứ 12 thế giới), số lượng người trong độ tuổi lao động tương đối lớn. Nhưng lực lượng lao động đông đảo này vẫn chưa được sử dụng hết dẫn đến một vấn đề nổi cộm là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở nước ta luôn cao hơn mức bình quân của thế giới. Bằng việc mở rộng thị trường tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển xuất khẩu đã đóng góp phần không nhỏ giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Hoạt động xuất khẩu tạo công ăn việc là m giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành phục vụ hoạt động xuất khẩu và các ngành khác có liên quan.

Hoạt động xuất khẩu nhóm mặt hàng trọng tâm được đẩy mạnh đã có tác dụng lôi kéo, khôi phục lại và phát triển những ngành nghề truyền thống như các làng nghề gốm sứ, mây tre đan,... Đây là những sản phẩm thu hút nhiều lao động thủ công, tận dụng lợi thế lao động rẻ. Một mặt, việc này có tác dụng đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước phục vụ công nghiệ p hoá. Mặt khác xuất khẩu sẽ góp phần duy trì, phát triển, mở rộng truyền bá văn hoá truyền thống, và thu hút được một lực lượng lao động thủ công. Thông qua phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như nuôi trồng thuỷ hải sản, sản xuất lúa gạo,... Xuất khẩu những hàng hóa này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu phát triển tạo tiền đề để phát triển một loạt các ngành phục vụ cho nó như

ngành ngân hàng, bảo hiểm,... Các ngành này cũng đã tạo ra một khối lượng lớn việc làm với mức thu nhập không phải nhỏ.

Khi hoạt động xuất khẩu phát triển, hàng hóa của ta có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ củng cố địa vị, uy tín của Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, hoạt động xuất khẩu có tác dụng thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết và qua đây tạo ra thêm nhu cầu sử dụng lao động. Hoạt động xuất khẩu phát triển chính là đã tạo ra nguồn vốn thực tế để nhập khẩu nguyên nhiêu vật liệu cho sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất phát triển. Hơn thế, hoạt động xuất khẩu còn tạo ra nhu cầu tiêu dùng lớn hơn trong nước thông qua việc tạo ra thu nhập cho lực lượng lao động vốn thất nghiệp. Khi sản xuất phát triển thì tất yếu có nhu cầu sử dụng nhiều và ổn định hơn.

Như vậy, xuất khẩu có tác dụng to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta. Tỷ lệ thất nghiệp cao một khi đã được giải quyết thì sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về xã hội khác như trật tự, an toàn xã hội, tội phạm,... cũng được giảm đi đáng kể. Xét từ khía cạnh khác thì xuất khẩu còn có tác dụng trực tiếp nâng cao mức sống của người dân. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu tiêu dùng góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tóm lại, xuất khẩu đã có tác dụng giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác và nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ năm là xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm là cơ sở để đẩy mạnh, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Quan hệ kinh tế đối ngoại là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế. Có nhiều khái niệm về quan hệ kinh tế đối ngoại nhưng tựu chung lại quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ với thương mại, kinh tế và khoá học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế. Như vậy, trong quan hệ kinh tế đối ngoại bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 42)