Phương hướng và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinhtế các vùng KTTĐ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 125)

7. Bố cục của luận án

3.2.3. Phương hướng và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinhtế các vùng KTTĐ

3.2.3.1. Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Vùng KTTĐ Bắc Bộ phấn đấu trở thành vùng có vị trí hàng đầu về mọi mặt, xứng đáng là đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, nhanh chóng góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, về trước cả nước trong việc “đưa cả nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” với những mục tiêu:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng hoàn thành tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có đóng góp nhiều hơn quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm sẽ đạt 1,25 lần (giai đoạn 2012-2020) so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 21% (năm 2005) lên 24% (năm 201 2) và 26-27% (năm 2020).

- Vùng phấn đấu giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2012; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 0,5% năm 2020; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2012, dưới 0,8% vào năm 2020.

- Phát triển các lĩnh vực xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, đảo bảo việc làm, nâng cao mức sống và tinh thần của nhân dân. Xây dựng hệ thống đô thị làm đầu tàu

thúc đẩy phát triển KT-XH của toàn vùng. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về mục tiêu xuất khẩu: Xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm của vùng tăng từ 1.200 USD (năm 2012) đến 9.200 USD (năm 2020).

Tại khu vực này tập trung các KCN lớn tầm cỡ, thu hút nhiều dự án FDI lớn, như: KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng, KCN Đại An, KCN Quế Võ, KCN Nomura,... Các ngành công nghiệp chủ chốt: sản xuất xi măng (Hải Dương, Hải Phòng), đóng tàu (Hải Phòng và Quảng Ninh), ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), luyện cán thép (Thái Nguyên).

Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng hàng đầu của cả nước, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá (Quảng Ninh), nhiệt điện (Phả Lại - Hải Dương, Uông Bí tại Quảng Ninh).

Các đầu mối giao thông của vùng kinh tế:

- Hàng không có sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi (quốc tế dự bị cho Nội Bài) và tương lai là sân bay ở Quảng Ninh có công suất 3,5 triệu khách/năm.

- Đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh.

- Cảng: Cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước. Trong tương lai gần, một dự án lớn với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ USD phát triển đô thị và cảng container hàng đầu châu Á tại Quảng Ninh.

Theo Nguyễn Văn Nam (2009), định hướng phát triển ngành hàng của vùng KTTĐ Bắc Bộ: “Phát triển đa ngành, trong đó hình thành các ngành, lĩnh vực có giá trị lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh quốc tế. Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm có giá trị lớn, công nghiệp hiện đại đi với bảo vệ môi trường: phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng, chế biến nông, lâm, thủy sản, lương thực, công nghệ bổ trợ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển vùng tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và các làng nghề phát triển sản phẩm cho xuất khẩu coi đây là thế mạnh đặc thù của vùng, phát triển công nghiệp sạch”.

3.2.3.2. Vùng KTTĐ Trung Bộ

Vùng KTTĐ Trung bộ là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với ba vùng KTTĐ còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam. Một số mục tiêu chủ yếu để phát triển vùng KTTĐ Trung Bộ như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 5,5% hiện nay lên khoảng 6,5% vào năm 2020.

- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 375 USD năm 2010 lên 2.530 USD năm 2020.

- Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 6% năm 2010 lên 7% năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ đô thị hoá của vùng KTTĐ miền Trung là 50%. Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% và tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,8% năm 2010 xuống khoảng 2% năm 2020. - Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và môi trường bền vững.

3.2.3.3. Vùng KTTĐ Nam Bộ

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộlà nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, hai khu chế xuất Tân Thuận và

Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như: Biên Hòa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương,Tân Tạo,... Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép,... Ngoài ra còn có một số khu vông nghiệp tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và Tân An), Mỹ Tho (Tiền Giang). Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng trên 70% tổng kim ngạch XK của cả nước. Đây cũng là nơi t ập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

Vùng KTTĐ Nam Bộ được xem là vùng kinh tế quan trọng và đầu tàu phát triển kinh tế quốc gia. Vấn đề lớn nhất đang đặt ra cho vùng này là cần duy trì mức tăng trưởng nhanh mà vẫn đảm bảo phát triển hài hoà các yếu tố về môi trường tự nhiên sinh thái và xã hội. Điều đó cũng có nghĩa, đối với vùng này không chỉ cần đẩy nhanh, đẩy mạnh sự phát triển mà quan trọng hơn cả vẫn là sự phát triển bền vững. Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg, tăng trưởng của vùng KTTĐ Nam Bộ giai đoạn 2012-2020 gấp 1,1 lần bình quân cả nước. Tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nước tăng 36% năm 2010 lên khoảng 38% năm 2012 và 39-40% năm 2020; tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2012 lên 36-37% năm 2020.

Định hướng quy hoạch phát triển của Vùng đến năm 2020 như sau:

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí cao cấp, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải quốc tế, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính, các cơ quan đào tạo, dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Dịch vụ vận tải biển trong nước và quốc tế đảm nhận hàng xuất nhập khẩu từ 30%-40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng. Phát triển kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh có biên giới đất liền với Campuchia như Tây Ninh, Bình Phước, Long An.

- Tăng tốc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp bổ trợ. Ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao như: công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh. Đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: khai thác dầu khí, điện tử và

công nghiệp sản xuất phần mềm; sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí, cơ khí chế tạo; chế biến nông - lâm thủy sản; phát triển ngành công nghiệp dệt may - giầy da - nhựa; công nghiệp vật liệu xây dựng. Tăng tỷ trọng công nghiệp chế tác.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phục vụ đô thị và xuất khẩu. Phát triển mạnh nền nông nghiệp thăm canh để không ngừng tăng tỷ suất hàng hóa. Hình thành các vùng nông sản hàng hóa xuất khẩu (như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều); vùng chuyên canh cây ăn trái nổi tiếng.

- Phát triển đô thị và các KCN: Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gần các KCN và từ đó hình thành các chùm đô thị có quy mô lớn.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực sản xuất, cac ngành mũi nhọn (công nghiệp điện tử, sản xuất phần mềm, tin học và tự động hóa,…). Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm với khu vực ngoại vi, giữa vùng KTTĐ Nam Bộ với các khu vực ngoài vùng để lôi kéo lực lượng lao động ngoài khu vực vào tham gia các hoạt động kinh tế trong vùng. Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo theo hướng chú trọng đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ sự phát triển hiện đại, công nghiệp cao.

3.2.3.4. Vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long

Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thuỷ hải sản, với các mặt hàng chiến lược là lúa gạo và cá tra, basa, là nơi hội tụ các điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu quy mô lớn nhất cả nước. Định hướng cơ bản phát triển KT -XH vùng đã được khẳng định rất rõ trong Quyết định số 492/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng qu át là: "Xây dựng vùng KTTĐ vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc".

Một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 201 2 – 2020 gấp khoảng 1,25 lần tốc độ bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 10,5% hiện nay lên khoảng 12,5% năm 2015 và 13,3% năm 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, đến năm 201 2 khu vực nông lâm thủy sản chiếm 29,4% và giảm xuống 15% năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 28,7% năm 2012 và tăng lên 40% năm 2020; khu vực dịch vụ chiếm 41,9% năm 2010 và tăng lên 45% năm 2020.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD năm 201 2 và khoảng 3.000 USD vào năm 2020. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 550 USD năm 2012 lên 1.900 USD năm 2020.

- Tăng mức đóng góp của Vùng KTTĐ trong thu ngân sách trên địa bàn của vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 40% năm 2012 lên 48% năm 2020.

- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong tiến trình hiện đại hoá, phấn đấu đạt bình quân 20%/năm.

- Nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo từ khoảng 38% năm 201 2 lên khoảng 65% vào năm 2020.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hoá của Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 33,8% năm 2012 lên 46% năm 2020.

Để khai thác tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng , các vùng và Chính phủ cần quan tâm phát triển các ngành, lĩnh vực chính như sau:

- Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao, phát triển vùng lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn, cây trái sạch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, vệ sinh thực phẩm và khuyến nông, khuyến ngư. Tập trung hỗ trợ cho nông dân trong việc chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung nguồn lực để các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu các giống cây, con chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu.

- Đối với phát triển công nghiệp: Quy hoạch phát triển các nhà máy chế biến thủy sản đạt trình độ xuất khẩu. Liên kết giữa nguyên liệu và chế biến, đổi mới công

nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Khai thác hiệu quả các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế. Vận động và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học và đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển công nghiệp nông thôn.

- Đối với thương mại, dịch vụ, du lịch: Hình thành các trung tâm thương mại lớn của vùng như siêu thị, hội chợ, chợ đầu mối, sàn giao dịch nông - thủy sản. Hợp tác xây dựng hệ thống kho dự trữ và bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch. Phối hợp trao đổi thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, chú trọng thị trường ASEAN. Hợp tác đầu tư hình thành phát triển các cụm du lịch, tuyến du lịch, các tuor du lịch liên vùng. Phối hợp tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của từng địa phương và đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨUNHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 125)