7. Bố cục của luận án
3.4.1. Vùng KTTĐ Bắc Bộ
Trong sự phát triển ngày càng quy mô của nền kinh tế, đặc biệt là trước những biến động lớn trong đời sống kinh tế – xã hội thời gian vừa qua cũng như m ột số chủ trương điều chỉnh quan trọng về địa giới, quy hoạch trong khu vực sắp tới, sự phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập, đòi hỏi sự đổi mới, tháo gỡ đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các địa phương trong vùng cần có định hướng để thúc đẩy các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm cụ thể sau đây:
− Hà Nội: Hàng nông sản; hàng dệt may, giày dép và sản phẩm từ da; Hàng điện tử; Hàng thủ công mỹ nghệ.
− Hà Tây: Chè; gạo; thịt đông lạnh; Hàng may mặc; giày dép các loại; hàng mây tre đan; Sản phẩm gỗ; Quặng sắt; Đá các loại.
− Bắc Ninh: Hàng dệt may; quế; Hạt tiêu.
− Hải Phòng: Thảm; Giày dép các loại; Hàng may mặc; Thịt lợn đông lạnh; Tôm, cá các loại; Cao su;
− Hải Dương: Giày các loại; quần áo các loại; Thịt lợn đông lạnh; Dưa chuột muối; bánh kẹo.
− Hưng Yên: Áo Jacket; Giày thể thao; Hàng tre đan; Quần áo may sẵn; Tivi; Sản phẩm plastic; Dưa chuột.
− Quảng Ninh: Tôm đông lạnh; Mực và hải sản khác; Quần áo may sẵn; Than; Tùng hương; Đá Tấn Mài; Giấy vàng mã;
− Vĩnh Phúc: Chè; Sản phẩm gỗ; Hàng dệt may; Giày dép.
Một số giải pháp cần thực hiện để tăng cường mối quan hệ giữa xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm với tăng trưởng kinh tế của vùng trong thời gian tới:
- Phát huy vai trò của Nhà nước và của các địa phương trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và điều hành, thực hiện nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm tạo thêm công ăn việc làm, thu hút đầu tư, tăng thêm thu nhập của người dân, tăng thu nhập cho vùng, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, cân nhắc phương án sử dụng vùng đất bạc màu thuộc khu vực trung du cho các mục đích phát triển công nghiệp và đô thị.
- Hệ thống giao thông nối kết các tỉnh và nhất là hệ thống giao thông từ Hà Nội đi các tỉnh gắn với giao thông của thành phố Hà Nội. Việc phát triển đường cao tốc và tuyến đường ven biển phải có kế hoạch triển khai nhanh hơn. Chính phủ cần có sự hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển nhanh các khu vực cảng biển, tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu.
- Việc phát triển các khu công nghiệp phải kiên quyết theo hướng chuyển bớt các đô thị mới và các khu công nghiệp mới lên phía trục đường QL21 và QL18, giảm bớt sự tập trung quá mức cho vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nhu cầu lao động có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao là rất lớn, song đến nay vẫn chưa có kế hoạch dứt khoát xây dựng những cơ sở đào tạo nghề đúng tầm cho toàn vùng KTTĐ Bắc bộ và cho cả miền Bắc.