Dự báo xuất khẩu một số nhóm hàng hóa trọng tâ mở các vùng KTTĐ đến

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 112)

7. Bố cục của luận án

3.1.4. Dự báo xuất khẩu một số nhóm hàng hóa trọng tâ mở các vùng KTTĐ đến

đến năm 2015

Xuất khẩu của các vùng KTTĐ luôn chiếm từ 85% - 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm qua. Các nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm đều tập trung chủ yếu ở bốn vùng KTTĐ này.

Phương pháp dự báo trong trong phần này là dự báo theo chuỗi thời gian. Thông thường mô hình chuỗi thời gian chỉ sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán các giá trị trong tương lai. Mô hình chuỗi thời gian mô tả quá trình mà trong đó những dữ liệu cũ được thu thập. Tác giả giả định có mối quan hệ tuyến tính giữa giá trị xuất khẩu và thời gian: Qt= a + bt. Luận án sử dụng 15 quan sát trong các năm từ 1996 - 2010, chúng ta chạy hồi quy thời gian (t= 1996, 1995,… 2010) là biến độc lập được tính bằng năm, theo giá trị xuất khẩu của các vùng KTTĐ - là biến phụ thuộc được tính bằng đôla, để thu được đường xu hướng được ước lượng: Qˆt = aˆ + bˆt. Kết quả dự báo đến năm 2015 đối với các nhóm mặt hàng như sau:

3.1.4.1. Nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng và khoáng sản

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm khối lượng xuất khẩu dầu thô và than đá. Nhà máy lọc dầu số 1 được đưa vào hoạt động đã sử dụng nguồn dầu thô trong nước. Trong nhóm hàng này, than đá và dầu thô là những nguyên liệu quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian tới, khả năng tìm kiếm những nguồn nguyên liệu có thể thay thế tốt cho 2 loại nguyên liệu này là khá thấp. Do đó, cả nhu cầu trong nước và nhu cầu trên thế giới đều sẽ rất lớn, Việt Nam chỉ nên xuất khẩu các sản phẩm này khi đã thỏa mãn nhu cầu trong nước.

Bảng 3.2: Dự báo giá trị xuất khẩu dầu thô và than đá giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: Triệu USD

Nhóm hàng xuất khẩu 2012 2013 2014 2015

Tổng cả nhóm 8015 8377 8758 9159

Dầu thô 7740 8127 8533 8959

Than đá 275 250 225 200

Nguồn: Tính toán của tác giả

Đối với dầu thô, giai đoạn 2012 - 2015, nếu tìm kiếm thành công mỏ dầu tại vùng thềm lục địa phía Bắc thì sản lượng khai thác dầu thô có thể tăng. Tuy nhiên, cần tính đến yếu tố nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu sẽ chỉ có thể tăng với tốc độ chậm, khoảng 5%.

Đối với than đá, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ giảm dần do chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên của Nhà nước. Theo kế hoạch dự kiến của Chính phủ, xuất khẩu than sẽ giảm dần xuống còn 5 triệu tấn năm 2015, mức giá bình quân đạt 35-40 USD/tấn.

Hiện tại, trong nhóm này còn có một số khoáng sản khác như các loại quặng sắt, đồng, bôxít nhôm với quy mô xuất khẩu khoảng 145 triệu USD. Tuy nhiên, trong tương lai, khi nhu cầu các ngành công nghiệp tăng cao, cùng với chủ trương hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thì kim ngạch các loại khoáng sản này sẽ không có được sự tăng trưởng đáng kể.

3.1.4.2. Nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản

Nhóm hàng này bao gồm: Thủy sản; Rau quả; Cà phê; Gạo; Sắn và các sản phẩm từ sắn; Cao su; Nhân điều; Chè các loại; Hạt tiêu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm này sẽ có xu hướng tăng dần với biên độ thấp do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng quy mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

(1) Mặt hàng thủy sản

Trong giai đoạn 2012 - 2015 cùng với những nỗ lực cải tiến về côngnghệ và sản xuất an toàn, nguồn cung thủy sản của Việt Nam sẽ được nâng cao cả về sốlượng và chất lượng. Dự báo năng lực sản xuất được thể hiện ở chỉ tiêu sản lượng và chất

- Về sản lượng: Do nhu cầu về thủy sản trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, Việt Nam có thể tăng sản lượng thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt. Giai đoạn 2012 - 2015, sản lượng thủy sản của Việt Nam có thể đạt trung bìnhkhoảng 6000 tấn/năm, trong đó sản lượng khai thác chiếm khoảng 30-40%, sản lượng nuôi trồng chiếm khoảng 60-70%. Tỷ trọng của sản lượng khai thác sẽ ngày càng giảm xuống do điều kiện khai thác đánh bắt tự nhiên gặp khó khăn, trong khi đó tỷ trọng thủy sản nuôi trồng sẽ tăng lên nhờ những cải tiến về khoa học kỹ thuật, giúp tăng năng suất và giảm tỷ lệ thủy sản chết do bệnh dịch và môi trường nuôi trồng không đảm bảo.

- Về chất lượng và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản; kèm theo hai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản. Theo quy chuẩn về cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi trồng thủy sản, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường. Đối với nguyên liệu nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn nhập khẩu.

Trên cơ sở các phân tích ở trên, luận án đưa ra dự báo về kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2012-2015 như sau:

Bảng 3.3: Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: Triệu USD

Nhóm hàng xuất khẩu 2012 2013 2014 2015

Hàng thủy sản 6450,7 7315,1 8295,4 9406,9

Tôm đông 1527,0 1603,3 1683,5 1767,6

Cá đông 3093,6 3743,3 4529,4 5480,6

Mực đông 98,6 106,2 114,4 123,2

Nguồn: Tính toán của tác giả

Để đạt được kim ngạch như trên, ngành thủy sản Việt Nam cần có những cải tiến vượt bậc về năng suất và chất lượng sản phẩm. Hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có những yêu cầu rất khắt khe về chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo nguồn vốn trong quá trình đầu tư cho việc kiểm soát nguyên liệu xuất khẩu đầu vào và sản phẩm đầu, trong điều kiện năng lực tài chính nhìn chung còn ở mức độ trung bình thấp so với

khu vực, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần ưu tiên cho các dự án trọng điểm, có sự tính toán kỹ lượng về hiệu quả đầu tư.

(2) Mặt hàng gạo

Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, trong đó các nước nhập khẩu nhiều nhất là Phillipines, Indonesia, Malaysia, có năm chiếm tới 74% tổng lượng gạo xuất khẩu. Các thị trường tiêu thụ gạo chất lượng cao và rất cao là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, nhưng thị phần rất nhỏ và chưa có dấu hiệu tăng.

Trong các nước xuất khẩu mặt hàng gạo, Thái Lan là một nước có các điều kiện tương đồng gần giống với Việt Nam và là đối thủ cạnh tranh gay gắt của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là mặt hàng gạo sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc. Do Thái Lan có chính sách kinh tế đúng đắn và gia nhập sân chơi toàn cầu sớm hơn Việt Nam nên Thái Lan có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam về chất lượng và thương hiệu hàng hoá, chiến lược nghiên cứu và phát triển thị trường chuyên nghiệp, vốn FDI tích luỹ cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh so với Thái Lan như: lao động giá rẻ, chi phí sản xuất thấp, trình độ nguồn nhân lực tương đối cao, chất lượng và thương hiệu sản phẩm dần được khẳng định trên thị trường quốc tế, có tình hình chính trị ổn định.

Bảng 3.4: Dự báo tỷ trọng gạo trong sản lượng sản xuất đến năm 2020

Chỉ tiêu Tỷ trọng trong tổng

sản lượng sản xuất

Nhóm gạo chất lượng cao, có mức độ chế biến, kỹ thuật cao 35,5% Nhóm gạo chất lượng trung bình, mức độ chế biến trung bình 59,5% Nhóm gạo có chất lượng dưới trung bình 5,0%

Tổng sản lượng 100%

Nguồn:Tính toán của tác giả

Giai đoạn 2012-2015, gạo sẽ vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần được ưu tiên của Việt Nam do cơ cấu nguồn lực trong nông nghiệp (quỹ đất,

nông nghiệp) cho hoạt động sản xuất lúa gạo ở Việt Nam vẫn rất cao. Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu phẩm cấp của mặt hàng gạo trong giai đoạn 2012 - 2015. Xét cả về môi trường tự nhiên và khả năng nắm bắt, phát triển khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo, nước ta hội đủ điều kiện để nâng cao phẩm cấp gạo.

Bảng 3.5: Dự báo lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015

Nhóm hàng xuất khẩu Đơn vị 2012 2013 2014 2015

Lượng gạo Nghìn tấn 8.362,4 9.215,3 10.155,3 11.191,2 Kim ngạch XK gạo Triệu USD 4.181,2 4.607,7 5.077,7 5.595,6

Nguồn:Tổng hợp và tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2012 - 2015, giả định tỷ giá hối đoái USD/VND dao động trong khoảng 19.500 - 20.500 USD/VND. Giá xuất khẩu bình quân của nhóm gạo chất lượng cao đạt: 600USD/tấn. Lượng xuất khẩu bình quân của nhóm gạo chất lượng cao đạt khoảng: 2,5 – 3,5 triệu tấn. Giá xuất khẩu bình quân của nhóm gạo chất lượng trung bình đạt: 480USD/tấn. Lượng xuất khẩu bình quân của nhóm gạo chất lượng trung bình đạt: 5 – 7,5 triệu tấn.

(3) Mặt hàng cà phê

Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới. Trong nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, cà phê Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 70 nước trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là các nước EU (Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia,…), Mỹ và Châu Á (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Phillipines, Malaysia và Indonesia).

Bảng 3.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê đến năm 2015

Nhóm hàng xuất khẩu Đơn vị 2012 2013 2014 2015

Lượng XK cà phê Nghìn tấn 1.330,1 1.389,9 1.452,5 1.517,8 Kim ngạch XK cà phê Triệu USD 1.928,6 2.015,4 2.106,1 2.200,9

Với giả định tỷ giá USD/VND dao động trong khoảng 19.500 - 20.500 VND/USD, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng bình quân 4,5%/năm, đơn giá ở mức bình quân 1.450 USD/tấn. Qua số liệu dự báo ở bảng 3.5, trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và nhu cầu trên thế giới đối với cà phê cho thấy, trong giai đoạn 2012-2015, Việt Nam nên dành mức sản lượng cho xuất khẩu khoảng 1,5 – 2,0 triệu tấn. Giai đoạn 2012-2015, để duy trì được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Việt Nam nhất thiết phải nâng cao chất lượng cà phê, nâng cao năng lực chế biến, bảo quản.

(4) Các nhóm mặt hàng khác bao gồm

- Nhân điều: Mặt hàng này còn có thể tăng kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 216,6 triệu USD hoặc cao hơn vào 2012 vì nhu cầu của thế giới còn lớn và liên tục tăng (theo dự báo khoảng 11,1%/năm, giá xuất khẩu cũng tăng), vả lại tiềm năng của nước ta còn rất lớn, cơ cấu thị trường tương đối hợp lý. Thị trường chính của hạt điều Việt nam là Mỹ, Trung Quốc, Australia, Hà Lan.

- Cao su: Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cao su có thể đạt 843 triệu USD vào năm 2012 và 1,1 tỷ USD vào năm 2015. Do cơ cấu sản phẩm cao su vẫn thiên về cao su 3L nên việc tiếp cận vào các thị trường tiêu thụ nhiều cao su SR như EU và Bắc Mỹ còn hạn chế. Vì vậy, cần chú trọng vấn đề chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để tăng cường thâm nhập vào các thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đối với thị trường Trung Quốc, cần xem xét lại quy định về thu chênh lệch giá mủ cao su nguyên liệu xuất khẩu để hạn chế việc xuất khẩu mủ nguyên liệu. Cơ cấu thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam trong thời gian tới vẫn chủ yếu là Châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore; EU và Bắc Mỹ.

Bảng 3.7: Dự báo kim ngạch xuất khẩu Cao su; Nhân điều; Chè các loại; Hạt tiêu đến năm 2015

Nhóm hàng xuất khẩu Đơn vị 2012 2013 2014 2015

Hàng rau, hoa, quả Triệu USD 620,9 729,0 855,8 1.004,7 Cao su Triệu USD 908,7 979,6 1.056,0 1.138,4 Hạt điều nhân Triệu USD 240,7 267,4 297,1 330,1 Chè Nghìn tấn 152,8 161,3 170,4 179,9

- Chè: Nhu cầu chè trên thế giới tiếp tục tăng, Việt Nam đang có tiềm năng phát triển, có thể đưa kim ngạch chè lên cao đến năm 2015, trong đó cần nỗ lực tăng tỷ trọng chè chất lượng cao (chè sạch) cho các thị trường khó tính như Nhật bản, Đài Loan, Trung Đông,... đi đôi với việc tăng cường hợp tác đóng gói tại Nga để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường này.

- Rau quả: Giai đoạn 2012 – 2015, dự báo tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào khoảng 17,5% mỗi năm. Vì thế, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ nông dân tăng quỹ đất trồng mới rau quả bằng các nguồn khác nhau như đất trồng trọt, đồi núi trọc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp trong các gia đình, phát triển các loại rau quả có chất lượng tốt, kết hợp các loại rau và hoa quả truyền thống với các loại rau quả cao cấp mới như đậu, rau, ngô rau, măng tây, nấm ăn và nấm dược liệu,... là những loại rau giá trị dinh dưỡng cao có triển vọng lớn.

3.1.4.3. Nhóm hàng công nghiệp chế biến và sản phẩm mới

Nhóm công nghiệp chế biến bao gồm các nhóm hàng hóa: Bánh kẹo và các SP từ ngũ cốc; Hóa chất; Sản phẩm hóa chất; Chất dẻo nguyên liệu; Sản phẩm từ cao su; Túi xách, va li, mũ, ô dù; Mây, tre, cói, thảm; Sản phẩm gỗ; Giấy và sản phẩm từ giấy; Hàng dệt và may mặc; Giày dép các loại; Sản phẩm gốm, sứ; Thủy tinh và các sản phẩm; Sản phẩm đá quý và kim loại quý; Sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép; Hàng điện tử và linh kiện máy tính; Máy móc, thiết bị, phương tiện khác; Dây điện và cáp điện; Phương tiện vận tải và phụ tùng.

(1) Mặt hàng dệt may

So sánh với Trung Quốc và Thái Lan thì năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế: Hầu hết các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam vẫn trong diện vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp nên hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng có kỹ thuật cao. Ngoài ra năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa tạo được bước đột phá về thương hiệu, vố n chủ sở hữu thấp, tỉ lệ nội địa hoá chưa cao, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng nhãn mác nước ngoài, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho DN. Tuy nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp có thể tạo nên sự bứt phá thông qua việc cải tạo đội ng ũ nhân sự cấp cao. Trong những năm gần đây, hoạt

động thiết kế của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp chủ động liên kết với các nhà thiết kế.

Để tạo được sự chủ động trong hoạt động sản xuất, trong thời gian tới, n gành dệt may đẩy mạnh việc sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, phụ tùng thời trang cho ngành may mặc. Ngành dệt may Việt Nam cũng có thể tăng cường hợp tác với ngành dệt may các nước trong khối ASEAN, đặc biệt trong việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng toàn diện dệt may, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Nếu các kế hoạch này được thực hiện thành công, đến năm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 112)