7. Bố cục của luận án
3.4.4. Vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long
Đối với vùng KTTĐ ĐBSCL, các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm: thủy - hải sản chế biến (tôm, cá tra, cá basa); gạo; trái cây; rau quả; giày, dép da, may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ,v.v. Phát huy vai trò của Nhà nước và các địa phương trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách và điều hành, thực hiện nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm tạo thêm công ăn việc làm, thu hút đầu tư, tăng thêm thu nhập của người dân, tăng thu nhập cho vùng, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Một số giải pháp cần thực hiện để tăng cường mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của vùng trong thời gian tới:
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng KTTĐ ĐBSCL, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phát triển ngành, từng tỉnh, thành trong vùng
KTTĐ ĐBSCL có kế hoạch đầu tư cho những khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu. Tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng cho lĩnh vực này.
- Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại như tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về thị trường; Giới thiệu doanh nghiệp và tìm kiếm bạn hàng, thông qua tổ chức các đoàn doanh nghiệp giao tiếp với bạn hàng nước ngoài và ngược lại,... để các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng; Giới thiệu và phổ biến thông tin thị trường trong và nước ngoài, thông qua hệ thống báo chí, đĩa CD, mạng thông tin; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ; Tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thương mại mới như: thương mại điện tử, đặt hàng qua bưu điện, kinh doanh trên thị trường kỳ hạn hàng hoá; Hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại để mở rộng khả năng phát triển thị trường với sự đa dạng hoá bạn hàng cho các doanh nghiệp. Các vùng cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp cho các doanh nghiệp.
- Tiến hành một số nhóm giải pháp hỗ trợ: Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu thông qua việc tiếp tục tạo ra các yếu tố cần thiết để xây dựng một môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở hành chính công; hỗ trợ cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Nhóm biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu thông qua sắp xếp doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các nhà sản xuất thuộc những ngành công nghiệp non trẻ cần bảo hộ. Nhóm biện pháp hỗ trợ nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại, ứng phó hiệu quả các biện pháp tự vệ của thị trường nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Có nhiều nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vùng, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm, đặc biệt trong điều kiện nước ta ngày càng hộ i nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới. Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế, một lần nữa khẳng định được mối quan hệ bản chất, nền tảng, cơ sở của từng khía cạnh xuất khẩu hàng hóa trọng tâm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vùng. Từ đó định hướng tăng trưởng kinh tế vùng trong bối cảnh mới trên cơ sở tác động vào các nhân tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Luận án: “Mối quan hệ giữa xuất khẩu một số nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng tại Việt Nam” đã được thực hiện trên tinh thần đó và đã đạt được những kết quả cơ bản sau:
- Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm với tăng trưởng kinh tế vùng, làm rõ khái niệm và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vùng và xuất khẩu hàng hóa trọng tâm, về mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế cả nước nói chung và vùng KTTĐ nói riêng. Đây là cơ sở lý luận cần thiết để đề tài nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng; đồng thời đề xuất được giải pháp tăng cường sự đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế vùng nhanh và bền vững.
- Khi đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế ở nước ta nói chung và của các vùng KTTĐ nói riêng, luận án đã đánh giá mối quan hệ này trên các mặt và trên cơ sở định tính và định lượng giữa tăng trưởng xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm với tăng trưởng kinh tế cả nước nói chung và vùng KTTĐ nói riêng, từ đó rút ra những tác động mang tính nhân quả và tương hỗ giữa các tiêu chí.
- Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu hàng hóa trọng tâm ở mỗi vùng đều đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế theo vùng kinh tế. Sự đóng
góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế theo vùng kinh tế là khác nhau ở mỗi vùng, cụ thể, nhìn vào hệ số chặn được ước lượng cho chúng ta thấy được, vùng 3 đóng góp nhiều nhất, sau đó đến vùng 4, vùng 1 và vùng 2 tương ứng. Đây là những cơ sở thực nghiệm để đề tài đề xuất những giải pháp cho thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế vùng, cùng với việc xem xét tác động của chúng vào các quan hệ kinh tế vĩ mô khác.
- Dựa trên các quan điểm về nâng cao sự đóng góp của tăng trưởng xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế và những quan hệ vĩ mô như là những điều kiện cần đảm bảo để có sự tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng ổn định và bền vững. Từ những nghiên cứu đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản và tập trung nhiều nhất vào những đề xuất việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cho cả nước nói chung và vùng KTTĐ nói riêng.
- Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu còn có một số hạn chế do chưa đánh giá được mối quan hệ giữa xuất khẩu các mặt hàng trọng tâm của từng tỉnh và thành phố trong mỗi vùng với tăng trưởng kinh tế vùng. Các nghiên cứu sau này có thể được mở rộng nghiên cứu theo hướng thu thập thêm số liệu hoặc có thể tiến hành điều tra để có số liệu sơ cấp phục vụ cho tính toán và đánh giá tác động của từng tỉnh và thành phố trong mỗi vùng đến tăng trưởng kinh tế vùng.
Các nghiên cứu tiếp theo sẽ kiểm định xem xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm ở mỗi tỉnh và thành phố tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế mỗi vùng. Nghiên cứu tiếp theo này sẽ giúp ích cho các tỉnh và thành phố trong các vùng KTTĐ đưa ra các chiến lược và chính sách hợp lý giúp vùng tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.
nguồn và hỏi ý kiến tác giả
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Phan Thế Công (2011), Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Số 27 (2011) Tr.265-276.
2. Phan Thế Công (2010),“Xuất khẩu ở Việt Nam hai năm qua và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu góp phần hạn chế suy giảm kinh tế giai đoạn 2010 – 2011”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu”, do Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Trang 168-180. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
3. Phan Thế Công (2008), “Kiểm định mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế theo khu vực ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Thương mại, Đại học Thương mại, số 24. Trang 9-13.
4. Phan Thế Công, Hồ Mai Sương (2011), Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho các khu công nghiệp - Giải pháp hạn chế nhập siêu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế” do Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tr.195-208.
5. Phan Thế Công (2010),Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trọng tâm nhằm hạn chế suy giảm kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đề tài KHCN cấp trường Đại học Thương mại. Chủ nhiệm đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. 04/2008/NĐ-CP. (11/1/2008), Nghị định của Chính phủ số 04/2008/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ban hành ngày 11/1/2008.
2. 145/2004/QĐ-TTg. (13/8/2004), Quyết định số 145/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
3. 146/2004/QĐ-TTg. (13/8/2004), Quyết định số 146/2004/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Nam Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. 148/2004/QĐ-TTg. (13/8/2004), Quyết định số 148/2004/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế -xã hội của khu vực Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. 2471/QĐ-TTg. (28/12/2011),Quyết chiến lược định phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030.
6. 492/QĐ-TTg. (16/4/2009), Quyết định số 492/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
7. 73/2006/QĐ-TTg. (4/4/2006), Quyết định số 73/2006/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam.
8. 92/2006/NĐ-CP. (07/09/2006), Nghị định của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
9. Bộ Công Thương (2005), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
10. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động thương mại các năm từ 2000 đến 2010. Hà Nội.
11. Bùi Thái Quyên (1999), Vai trò của Nhà nước trong mở rộng xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-1996: Đối với gạo và cà phê, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 23.
12. Cục Thống kê các tỉnh và thành phố trong cả nước (2000-2010). Niên giám thống kêcác tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
13. Đặng Ngọc Trường (1999), Phân tích chính sách của Việt Nam nhằm khuyến khích xuất khẩu trong giai đoạn 1991-1996, Đề tài khoa học cấp Bộ.
14. Đỗ Thị Hương (2000), Phân tích đổi mới chính sách thương mại và tác động của nó tới xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1995, Đề tài khoa học cấp Bộ.
15. Lê Danh Vĩnh (2005), Tổng kết và đánh giá thành tựu qua 20 năm đổi mới ngành thương mại.Báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc gia: Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Hà Nội.
16. Lê Thanh Cường (2005), Xây dựng mô hình dự báo giá hàng xuất khẩu và ứng dụng trong xuất khẩu hải sản, Đề tài khoa học cấp Bộ.
17. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
18. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế VN, 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
19. Nguyễn Hữu Khải và các cộng sự (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam,Nhà xuất bản Thống kê.
20. Nguyễn Thị Hồng Vân (1999), Sự can thiệp của Nhà nước nhằm khuyến khích xuất khẩu: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia do trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức.
21. Nguyễn Văn Nam (2009), Cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2015,Đề tài cấp Nhà nước: KX.01.05/06-10. 22. Nguyễn Việt Cường (2000), Đánh giá xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam
(1989-1997): Cơ hội và thách thức, Đề tài khoa học – công nghệ cấp Bộ. 23. Phạm Văn Hùng (1999), “Phân tích và đánh giá XK hàng hóa sơ cấp của Việt
Nam trong giai đoạn 1986-1995”,Đề tài khoa học cấp Bộ. 24. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, số 36/2005/QH11.
25. Trần Thọ Đạt (2007), Những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006,Đề tài khoa học cấp Bộ. 26. Trần Thọ Đạt, Nguyễn Văn Nam (2006), Tốc độ và chất l ượng tăng trưởng
kinh tế ở VN, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 27. Trang Web của Tổng cục Thống kê:
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217
28. Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), (2009), Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
29. Vụ Thống kê Tổng hợp (Tổng cục Thống kê), (2011), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.Nhà xuất bản Thống kê.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
30. Adelman, I. (1984), Beyond Export-led Growth, World Development, 12(9), 937-949.
31. Al-Yousif, Y.K. (1997), Exports and Economic Growth; Some Empirical Evidence from the Arab Gulf countries, Applied Economics, 693-697. 32. Balassa, B. (1978),Exports and Economic Growth: Further Evidence, Journal
of Development Economics, vol. 5, pp 181-189.
33. Beko, J. (2003), Causality Analysis of Exports and Economic Growth, Eastern European Economics, vol. 41, no 6, pp 70-92.
34. Chow, P. C. Y. (1987), Causality between export growth and industrial development: Empirical evidence from the NICs, Journal of Development Economics, 26(1): 55-63.
35. E.M. Hoover (1948), The Location of Economic Activity, New York: MacGraw- Hill.
36. Ekanayake, EM. (1999), Exports and Economic Growth in Asian Developing Countries: Cointegration and Error-correction Models, Journal of Economic Development, vol. 24, no 2, pp 43-56.
37. Feder, G. (1982), On Exports and Economic Growth, Journal of Development Economics, vol. 12, pp 59-73.
38. Giles, J. A.; Williams, C. L. (2000), Export-Led Growth; A survey of the Empirical Literature and some Non-Causality Results. Part 1, The Journal of International Trade & Economic Development, Vol.9, Issue 3, pp 261-337. 39. Guajarati D. (1995), Basic Econometrics.Third Edition. MacGraw-Hill InC. 40. Heller, P.S. and Porter, R.C. (1978), Exports and growth: an empirical
reinvestigation, Journal of Development Economics, Vol. 5, pp. 191-3.
41. Hill, H. (2000), Export Success against the Odds: a Vietnamese Case Study, World Development, vol. 28, no 2, pp 283-300.
42. Ibrahim, I. (2002), On Exports and Economic Growth, Journal Pengurusan,
vol. 21, pp 3-18.
43. Islam, M.N. (1998), Exports expansion and Economic growth; Testing for cointegration and causality. Applied Economics; 415-425.
44. Jacobs, J. (1969),The Economies of Cities,New York: Random House.
45. Jin, JC. (2002). “Exports and Growth: Is the Export-led Growth Hypothesis Valid for Provincial Economies?”,Applied Economics, vol. 34, pp 63-76. 46. Jung, W.S. and Marshall, P.J. (1985), Exports, growth and causality in
47. McCarville, M. and Nnadozie, E. (1995), Causality test of export-led growth: