Tổng quan về vùng kinhtế

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

7. Bố cục của luận án

1.1.2. Tổng quan về vùng kinhtế

1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của vùng kinh tế

Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp (Lê Thu Hoa, 2007). Khái niệm này bao hàm hai nội dung cơ bản của vùng kinh tế chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp.Vùng kinh tế trước hết phải là một vùng sản xuất chuyên môn hoá. Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùng trong nền kinh tế quốc dân, xác định nhiệm vụ kinh tế chủ yếu mà vùng kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trong một thời gian tương đối dài.

Chuyên môn hoá sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thị trường thế giới. Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế, dân cư, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ,... Các vùng không chỉ khác nhau về điều kiện tự nhiên mà còn khác nhau về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về mật độ phân bố dân cư, về nguồn lao động , về cơ cấu kinh tế, về cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học được tạo ra trong quá trình lịch sử. Sự chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế chính là sự lợi dụng một cách hợp lý nhất những điều kiện đặc thù đó của vùng nhằm tiết kiệm và tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất - kinh doanh để tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá vừa tốt vừa rẻ có sức cạnh tranh vừa thoả mãn nhu cầu của vùng, vừa đáp ứng nhu cầu nhất định của nền kinh tế quốc dân, nghĩa là thông qua chuyên môn hoá sản xuất vùng, tham gia tích cực vào các hoạt động KT-XH giữa các vùng góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước.

Khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài vùng là chỉ tiêu chuyên môn hoá quan trọng nhất của vùng về một ngành sản xuất nào đó. Nhưng khi xác định sự chuyên môn hoá của vùng, trước hết và quan trọng hơn cả là phải xác định các ngành sản xuất chuyên môn hoá. Các ngành đó là cơ sở của tổng hợp thể kinh tế vùng, chúng xác định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng, vị tr í của vùng trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển vùng kinh tế

* Phân công lao động: Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó. Mỗi một phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế. Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ. Do đó, vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ và sự phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.

* Yếu tố tự nhiên, môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên tới quá trình phát triển và phân bổ sản xuất và do đó, có quan hệ sản xuất, lớn tới phương hướng, quy mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành vùng kinh tế.

* Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng: Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau và có thể tác động đến sự hình th ành và phát triển vùng kinh tế về nhiều mặt thí dụ: than đá, dầu mỏ, hơi tự nhiên, vừa là nguồn nhiên liệu để chế ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự hình thành và phát triển vùng kinh tế được thể hiện ở các m ặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng tài nguyên khoáng sản. Các nguồn tài nguyên rừng, các nguồn hải sản và nông sản cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển vùng kinh tế.

* Đất đai thuộc vùng kinh tế là một phần lãnh thổ quốc gia: Khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai. Hơn nữa đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh. Khi nghiên cứu ảnh hưởng tạo vùng của yếu tố đất đai, cần phải xét cả về mặt thổ nhưỡng lẫn diện tích, ngoài ra còn phải xét cả mặt địa hình, khả năng tưới tiêu của các vùng.

* Thời tiết - khí hậu là một yếu tố tự nhiên quan trọng đối với việc hình thành vùng kinh tế. Do ảnh hưởng của khí hậu mà sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng có bộ mặt đặc thù về chủng loại cây trồng, về giống loại vật nuôi, về năng suất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu kết hợp vớ i điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố tự nhiên đối

với sản xuất nông nghiệp, tác động rất mạnh mẽ đến sự hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

* Yếu tố kinh tế: Những yếu tố kinh tế sau đây tác động đến vùng:

- Trung tâm công nghiệp, thành phố lớnnhư Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và những trung tâm công nghiệp đã tạo ra xung quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế hầu như đều do thành phố và trung tâm công nghiệp chi phối. Khi nghiên cứu vùng kinh tế, phải xuất phát từ những thành phố và trung tâm công nghiệp lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng. Tuỳ theo qui mô và loại hình thành phố và trung tâm công nghiệp mà phạm vi và tính chất ảnh hưởng của nó đối với vùng xung quanh cũng rất k hác nhau. Thường thường, những trung tâm công nghiệp lớn, những xí nghiệp hỗn hợp sản xuất lớn của các ngành công nghiệp là những hạt nhân của vùng kinh tế.

- Các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng: Những cơ sở sản xuất này sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn, có mối liên hệ bên trong và bên ngoài phức tạp đều có tác dụng tạo vùng kinh tế. Ví dụ, hệ thống các nông trường có qui mô hoạt động rộng lớn đều có thể phát triển nhiều ngành sản xuất chuyên môn hoá, tạo ra một phạm vi ảnh hưởng rộng xung quanh mình. Các vùng chuyên môn hoá về cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng.

- Những đầu mối giao thông vận tải quan trọng của quốc gia cũng là yếu tố tạo vùng. Những đầu mối giao thông quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Việt Trì đều tác động mạnh mẽ đến sự hình thành bộ mặt chuyên môn hoá sản xuất của các thành phố này.

- Quan hệ kinh tế đối ngoại: Mở rộng các quan hệ kinh tế và thương mại với nước ngoài. Nói một cách khác là đẩy mạnh xuất nhập khẩu củng cố ảnh hưởng đến sự hình thành, qui mô và mức độ chuyên môn hoá của các vùng kinh tế. Ví dụ: nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới như: cam, chuối, dứa, cao su, chè, cà phê, dừa, lạc,... để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên môn hoá rộng lớn và ổn định về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới.

* Yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ: Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tới quá trình hình thành vùng kinh tế nhiều mặt. Thí dụ: tiến bộ khoa học và công nghệ của ngành thăm dò địa chất khiến cho bản đồ địa chất có nhiều thay đổi lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản mới được phát hiện trữ lượng của nhiều loại khoáng sản được xác định chính xác hơn do đó tạo điều kiện cho nhiều khu công nghiệp mới được hình thành. Tiến bộ khoa học và công nghệ cũng cho phép cải tạo các vùng hoang mạc hoặc đầm lầy thành những vùng canh tác, tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá quan trọng.

* Yếu tố dân cư, dân tộc và văn hóa: Nguồn lao đ ộng xã hội, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vùng kinh tế vùng. Nước ta có 54 dân tộc với những tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng khác nhau. Tập quán sản xuất đã hình thành và tích luỹ lâu đời của bản địa tạo nên những ngành sản xuất chuyên môn hoá với những sản phẩm hàng hoá độc đáo. Tập quán tiêu dùng sẽ kích thích sự phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương làm cho cơ cấu s ản xuất của vùng trở nên phong phú, đa dạng tận dụng hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng. Vùng là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về lịch sử, văn hoá, xã hội. Khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế, không những phải phân tích tỷ mỷ, sâu sắc từng yếu tố mà còn phải phân tích những yếu tố đó trong môí quan hệ giữa chúng với nhau, không những chỉ phân tích những yếu tố đó trong trạng thái tĩnh, phải phân tích chúng trong trạng thái động.

1.1.2.3. Phân loại vùng kinh tế

a) Các cách tiếp cận phân loại vùng kinh tế

* Vùng kinh tế ngành: là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất định, ví dụ: vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp,… Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hóa, mà còn có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp của nó, nhưng các ngành sản xuất chuyên môn hóa vẫn là ngành cốt lõi của vùng. Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một quá trình phát triển khách quan dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Lực lượng sản xuất càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ chồng chéo lên nhau đan xen lẫn nhau và đến một lúc nào đó, hầu như không tồn tại các vùng kinh tế của một phân ngành, mà chỉ có các vùng kinh tế ngành tổng hợp

phức tạp với các sản phẩm đa dạng. Trong thực tế hiện nay, căn cứ vào các yếu tố tự nhiên – kinh tế kỹ thuật và yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, các ngành sẽ xác định hệ thống vùng kinh tế ngành của mình một cách hợp lý nhất. Theo đó, vùng kinh tế ngành thực chất là hệ thống các vùng kinh tế của quốc gia được chia theo quan điểm ngành. Vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia là cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển và phân bố sản xuất của các ngành, đồng thời là cơ sở để kết hợp kế hoạch hóa và quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

* Vùng kinh tế tổng hợp (hay vùng kinh tế – xã hội): là những vùng kinh tế đa ngành đa dạng, có cơ cấu ngành phức tạp, cơ cấu và khối lượng hàng hóa cũng rất lớn và phong phú. Các vùng kinh tế tổng hợp là những lãnh thổ được xem xét theo quan điểm tổng thể của tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động có trên lãnh thổ trong mối quan hệ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quan hệ với các điều kiện phát triển của các vùng, quan hệ với các lãnh thổ khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân (Lê Thu Hoa, 2007). Vùng kinh tế tổng hợp là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Sự chuyên môn hóa của vùng được quy định bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp mà sự chuyên môn hóa của chúng có ý nghĩa đối với các vùng kinh tế tổng hợp khác. Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng tỷ mỉ và phân công lao động theo lãnh thổ trong ngành càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hóa của nhiều ngành kinh tế trong vùng. Vùng kinh tế tổng hợp gồm có 2 loại:vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế – hành chính.

- Vùng kinh tế cơ bản (hay vùng kinh tế – xã hội lớn): là vùng có diện tích rộng, bao gồm nhiều vùng kinh tế – hành chính cấp tỉnh. Vùng có nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế; tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn và phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia được sát đúng, giúp cho việc phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trong cả nước và giữa các vùng, giúp cho việc xây dựng tốt hơn mối liên hệ kinh tế giữa các vùng cũng như trong cả nước và giúp cho việc phối hợp tốt nhất giữa các vùng trong vấn đề khai thác một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật,… của đất nước, hình thành và điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ tầm vĩ mô. Mục tiêu của việc phân vùng kinh tế

cơ bản là nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách vĩ mô để quản lý các vùng nhằm đạt được mục tiêu phát triển chung của đất nước. Các vùng kinh tế cơ bản thường là những vùng lớn, bao gồm nhiều đơn vị hành chính, là những vùng trực thuộc Chính phủ.

- Vùng kinh tế – hành chính: là đơn vị nằm trong vùng kinh tế – xã hội lớn, không những có chức năng kinh tế, mà còn có chức năng hành chính. Vùng kinh tế – hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là những vùng hành chính được xây dựng theo nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất với nhau. Vùng kinh tế – hành chính cũng có đầy đủ 2 nội dung cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp là chuyên môn hóa sản xuất và phát triển kinh tế tổng hợp, phải có đủ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội để thực hiện được hai nội dung cơ bản đó.

b) Phân loại vùng kinh tế

Tùy theo mục đích quy hoạch phát triển, đối tượng quy hoạch, và vị trí địa lý, Việt Nam phân chia vùng theo những tiêu thức sau:

- Phân chia theo vùng kinh tế – xã hội: Theo Nghị định số (92/2006/NĐ-CP) về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, vùng kinh tế – xã hội được phân chia thành 6 vùng: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phân chia theo vùng công nghiệp: Quyết định số (73/2006/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)