Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinhtế

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 108)

7. Bố cục của luận án

3.1.2. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinhtế

Dựa trên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng theo các vùng kinh tế trọng điểm. Luận án đã tính được tốc độ tăng bình quân hàng năm đến 2015. Theo Bảng 3.1 tốc độ gia tăng xuất khẩu các nhóm hàng trọng tâm và tăng trưởng kinh tế ở vùng KTTĐ Bắc Bộ cao nhất so với các vùng còn lại, vùng thấp nhất là ĐBSCL. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc dân trong cả nước, vùng KTTĐ Nam Bộ lại chiếm tỷ trọng cao nhất so với các vùng còn lại. Tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa trọng tâm trong tổng xuất khẩu của cả nước bình quân hàng năm là 62,4%; của GDP vùng trong GDP của cả nước là 41,96%.

Trong những năm tới, vùng KTTĐ Nam Bộ và vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn là hai vùng duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu ở mức cao và ổn định. Vùng KTTĐ Trung Bộ và Đông bằng Sông Cửu Long vẫn là hai vùng kém ưu thế hơn các vùng còn lại trong những năm tới về giá trị xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc dân của vùng. Điều này được giải thích là do nguồn lực ở hai vùng này ít hơn hai vùng KTTĐ Bắc Bộ và Nam Bộ. Để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế hơn nữa, hai vùng này cần đẩy mạnh chiến lược thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc nội của các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chiếm 87,45% và 78,19% tương ứng). Điều này chỉ rõ, việc tập trung nguồn lực thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các vùng kinh tế trọng điểm sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước trong những năm tới.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng bình quân hàng năm của các chỉ tiêu xuất khẩu hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng

Vùng KTTĐ Chỉ tiêu Tốc độ tăng bình quân (%) Bắc Bộ Tốc độ XK hàng trọng tâm 20,41 Tốc độ GDP vùng 11,40 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 17,25 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 20,87 Trung Bộ Tốc độ XK hàng trọng tâm 18,69 Tốc độ GDP vùng 9,89 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 2,84 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 5,94 Nam Bộ Tốc độ XK hàng trọng tâm 18,73 Tốc độ GDP vùng 9,66 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 62,40 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 41,96 Đồng bằng Sông Cửu Long

Tốc độ XK hàng trọng tâm 13,46 Tốc độ GDP vùng 9,12 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 4,96 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 9,42 Các vùng Tốc độ GDP cả nước thực tế 6,79 Tỷ lệ XK vùng/XK cả nước 87,45 Tỷ lệ GDP vùng/GDP cả nước 78,19

Nguồn:Tính toán của tác giả

Ngoài ra, các kết quả thực nghiệm ở chương 2 đưa ra dự báo rằng, xuất khẩu nhóm các hàng hóa trọng tâm của vùng KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long đang đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Việc thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng hóa 1 có xu hướng làm tăng GDP của vùng này cao hơn vùng KTTĐ Nam Bộ, vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ Trung Bộ tương ứng. Thúc đẩy nhóm hàng hóa 2 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự là vùng Nam Bô; vùng Bắc Bộ; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Trung Bộ. Nhóm hàng hóa 3 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự vùng 4, vùng 1, vùng

3, và vùng 2. Nhóm hàng hóa 4 có xu hướng làm tăng trưởng GDP của vùng theo thứ tự vùng là vùng 4, vùng 1, vùng 3 và vùng 2.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 108)