Vùng KTTĐ Nam Bộ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 155)

7. Bố cục của luận án

3.4.3. Vùng KTTĐ Nam Bộ

Vùng KTTĐ Nam Bộ được xem là phát triển năng động, bền vững và có mức tăng trưởng cao nhất nước. Tuy chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế cả nước, nhưng vùng KTTÐ Nam Bộ vẫn chưa phát triển đúng tầm. Phát triển còn nặng về số lượng hơn là phát triển theo chiều sâu. Công nghiệp trong vùng KTTÐ Nam Bộ chỉ là những nhà máy làm công đoạn cuối cùng như cán thép, lắp ráp ôtô, điện tử, xe máy, may mặc, giày dép, còn công nghiệp phụ trợ (thượng nguồn) hầu như không phát triển. Dịch vụ cao cấp như tín dụng, ngân hàng , bảo hiểm,... chưa được định hướng rõ. Mặc dù lợi thế của vùng KTTĐ Nam Bộ đã được nhìn nhận từ lâu, nhưng trên thực tế, mỗi địa phương vẫn phát triển theo một hướng riêng, chủ yếu dựa vào thiên thời, địa lợi. Kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm tỷ trọng cao so với kim ngạch của cả nước, các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm được xây dựng chi tiết theo từng địa phương củ a vùng như:

− Hồ Chí Minh: Gạo; Đậu phộng; Tiêu; Cà phê; Cao su; Sữa và sản phẩm từ Sữa; Hàng thủy sản; Hàng giày dép; Hàng may mặc; Dầu thô.

− Đồng Nai: Cà phê; Cao su; Mật ong; Hạt điều nhân; Hàng mộc tinh chế; Gốm - thủ công mỹ nghệ; Đũa tre; Giày dép; Hàng may mặc; Giấy vàng mã.

− Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; Hàng nông sản; Hàng lâm sản; Hàng thủy sản.

− Bình Dương: Hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, hồ tiêu, cà phê, điện tử, sản phẩm bằng plastic, xe đạp và phụ tùng.

− Tây Ninh: Cao su, sản phẩm bằng cao su, hạt điều nhân, giày thể thao, dệt may, bột mì, hàng may mặc, giày dép, chất tẩy rửa, thực phẩm tiêu dùng.

− Bình Phước: Nông sản, linh kiện điện tử, sợi dệt, bao tay các loại, đồ gỗ.

− Long An: Gạo, hạt điều nhân, may mặc, giày da và thủy sản chế biến.

− Tiền Giang: Thủy sản chế biến, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ.

Để xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế vùng có mối quan hệ chặt chẽ đảm bảo tăng trưởng bền vững. Các cơ quan Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để tạo sự bứt phá cho vùng KTTĐ Nam Bộ:

- Để Vùng KTTÐ Nam Bộ thật sự trở thành động lực đầu tàu phát triển kinh tế cả nước, trước hết, cần có cơ chế, chính sách cụ thể cho vùng để bảo đảm liên kết toàn vùng, phát triển theo quy hoạch và có kế hoạch. Ðiều quan trọng nhất, cần thiết nhất là phải có một cơ chế điều hòa, phối hợp c ấp vùng giữa các tỉnh, thành phố trong vùng để tận dụng những điều kiện, lợi thế so sánh của nhau, tăng cường hợp tác bình đẳng lâu dài và cạnh tranh lành mạnh cùng có lợi, tránh tình trạng mỗi địa phương làm theo một cách riêng của mình, dẫn tới lãng phí nguồn lực, đầu tư chồng chéo, hiệu quả kém, nghiêm trọng hơn là chính các địa phương triệt tiêu nỗ lực của nhau. Cần nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu từng ngành nói riêng, hướng tới phát triển theo chiều sâu.

- Đổi mới và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nhằm tạo ra cơ chế, chính sách đồng bộ về thu hút vốn đầu tư trong vào ngoài nước vào vùng, chính sách huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách sử dụng cán bộ, cơ chế phân cấp trung ương và địa phương phù hợp.

- Các ban ngành, địa phương cần hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủy sản; nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp xuất khẩu; xem xét điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất, trong đó đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm, chủ lực. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá trong hoạt động ngoại thương. Miễ n giảm thuế xuất khẩu, mở rộng chế độ trợ cấp xuất khẩu, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu.

- Vùng cần thiết lập định chế ưu đãi hướng về xuất khẩu, ưu đãi vùng ven biển phát triển kinh tế biển. Xây dựng khu chế xuất và kho hàng ngoại quan, khu thương mại tự do. Lựa chọn các giải pháp để ứng phó với những thách thức của thị trường xuất khẩu đang là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm cho thời gian tới. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao tại các thị trường truyền thống gắn liền với việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào một thị trường, cần giữ vững và củng cố các thị trường trọng điểm.

- Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu trong sự phát triển kinh t ế - xã hội của vùng. Vì thế, thành phố Hồ Chí Minh cần sớm đi đầu đột phá vào một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, đồng thời, sớm hình thành thị trường vốn, thị trường tiền tệ, huy động vốn qua thị trường chứng khoán bảo đảm nhu cầu phát triển của thành phố, Vùng KTTÐ Nam Bộ và cả nước,…

- Gắn phát triển công nghiệp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hình thành vùng chuyên canh nông sản có chất lượng cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sớm hình thành các cụm công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự phân công lao đ ộng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)