Công nhận sự hiện diện của chu trình PDCA ở tất cả các hoạt động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001 008 tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 95)

thống tiêu chuẩn khác nhau.Tiêu chuẩn ISO không quy định cụ thể các công cụ phải sử dụng, các doanh nghiệp phải tự lựa chọn công cụ đo lường – phân tích – cải tiến sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và mục đích áp dụng.

Công tác kiểm soát, cải tiến chất lượng chưa mang lại kết quả như mong muốn là do Công ty chỉ thực hiện ghi nhận kết quả và khắc phục khi có sự cố xảy ra, chưa xây dựng được kế hoạch cải tiến cụ thể, chưa có phương pháp kiểm soát hiệu quả. Do vậy, việc lựa chọn công cụ cải tiến sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tương thích được với ISO, tính khả thi cao là công việc cần thiết và cấp bách.

3.6.1Công nhận sự hiện diện của chu trình PDCA ở tất cả các hoạt động của Công ty Công ty

PDCA (Plan – Do –Check – Act), tạm dịch là Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra – Khắc phục, là một thuật ngữ rất thường được nhắc đến trong lĩnh vực quản trị chất lượng. Đây là chu trình chuẩn mực, được các nhà quản trị thường xuyên áp dụng không chỉ trong hoạt động quản trị của mình, mà còn trong cả cách thức đánh giá các hoạt động quản trị của cấp dưới cũng như các cấp khác. Công ty Cổ phần VLXD Khánh Hòa đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, thì chu trình PDCA là một phần không thể thiếu của một hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn 2014)

Hình 3.2: Sơ đồ nhận thức đầy đủ về chu trình PDCA

PDCA CYCLE I: Nhận thức căn bản về chu trình gồm 4 công đoạn (Plan –

Do – Check – Action )

PDCA CYCLE II: Nhận thức nâng cao về chu trình. Với nhận thức này,

chúng ta thấy rằng ngay cả người nhân viên, trong khâu thực hiện (Do) cũng phải đi qua tuần tự các bước lập kế hoạch (Plan), thực hiện (Do), rồi phải tự kiểm tra (Check) và tự khắc phục, phòng ngừa những điểm không phù hợp (Act).

PDCA CYCLE III: Nhận thức đầy đủ nhất về chu trình. Từ sơ đồ này,

chúng ta nhận thấy rằng tất cả các khâu trong chu trình chính đề phải thực hiện theo một chu trình PDCA phụ. Có nghĩa là mọi hoạt động từ hoạch định, thực hiện, kiểm tra, đến khắc phục phòng ngừa, tự thân nó đều cũng phải đi theo một chu trình con là Plan – Do – Check – Act. Điều này giúp cho chu trình chính trở nên mạnh hơn, ít sai sót hơn và hiệu quả hơn. Mỗi người, từ cấp quản lý đến nhân viên, tùy theo mức độ đều phải biết và thực hiện một cách đầy đủ chu trình này ngay trong từng khâu của mình.

Triết lý PDCA với nhận thức ở mức độ đầy đủ là hết sức cần thiết và phải được vận dụng xuyên suốt trong hoạt động của từng người, từng khâu trong hệ thống quản trị của Công ty. Nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc sẽ giúp cho các hoạt động cải tiến liên tục, tự thân chúng đã được “lồng ghép” một cách hịêu quả trong từng chu trình mà không cần phải có sự kêu gọi, áp đặt, kiểm soát một cách tốn kém và có lúc gây áp lực một cách không cần thiết.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001 008 tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)