PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1 Phân tích môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 34 - 41)

PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰCTRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1 Phân tích môi trường kinh tế

Phân tích môi trường kinh tế bao gồm: phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, sự biến động của giá cả và tỷ giá, chỉ số chứng khoán, đầu tư nước ngoài…Tất cả sự ảnh hưởng này đều là cơ sở định hướng chiến lược hay điều chỉnh chiến lược hiện hành của doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện của môi trường, tận dụng được những cơ hội và khắc phục được những nguy cơ do môi trường đem lại.

2.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những lý do quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân...vv.

* Tổng quát về ngành xây dựng Việt Nam

Với số liệu cụ thể về tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây cho thấy, nhu cầu công ăn việc làm, cơ hội phát triển của ngành xây dựng gặp khá nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn từ cuối năm 2011 đến hết quí II/2014 vừa qua, do ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, các nhà đầu tư đột ngột cắt giảm đầu tư; trong khi đó giá nguyên vật liệu tăng đột biến và khi giá nguyên vật liệu có dấu hiệu giảm thì toàn ngành lại thiếu công ăn việc làm – có dấu hiệu của thời kỳ giảm phát.

Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm và

việc giảm đột ngột trong giai đoạn 2011-2013 vừa qua là một phép thử đầy khó khăn với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Tuy nhiên Chính phủ đã kịp điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các gói kích cầu hỗ trợ thuế ,miễn giảm ,giãn thuế, kích thích chi tiêu công của Chính phủ...vv. Việc làm đó bước đầu đã phát huy tác dụng, làm cho bức tranh kinh tế nước ta cú nhiều khởi sắc, rừ nột nhất vào những tháng đầu quí II/2014 vừa qua.

Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới đây là giai đoạn rất tốt, cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp biết chuẩn bị nguồn lực và tranh thủ đón nhận sự thuận lợi từ chính giai đoạn khủng hoảng để phát triển mạnh mẽ theo một chu kỳ mới

“chu kỳ hậu khủng hoảng”. Để phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản phải đi trước một bước, trong những năm qua Nhà nước ta luôn tập trung vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn này luôn tăng hàng năm với mức tăng bình quân 12 - 14%. Sau nhiều năm đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, đến nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nước ta đã đạt được những thành quả nhất định:

- Về phát triển hạ tầng giao thông: Trong những năm qua được chú trọng phát triển, nhiều dự án lớn về giao thông được hình thành kết nối các vùng kinh tế trọng điểm như quốc lộ 1A, quốc lộ 10 (Ninh Bình - Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng), quốc lộ 18 (Vĩnh Phúc – Bắc Ninh – Phả lại – Uông bí – Cẩm Phả), quốc lộ 13 (Sài Gòn – Bình Dương – Thủ Dầu Một – Bình Phước), quốc lộ 51 (Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu), quốc lộ Xuyên A và hiện nay là trục đường Quốc lộ 5 mới , Đường cao tốc Hà nội – Lào cai … hình thành nên các khu đô thị vệ tinh, khu kinh tế đem lại cơ hội phát triển trên toàn đất nước.

- Về qui hoạch, phát triển đô thị: Đã xuất hiện một số khu đô thị mới, hiện đại, có môi trường sống tốt, nhưng còn manh mún, cục bộ, do thiếu chiến lược qui hoạch dài hạn, phát triển tự phát, các địa phương mạnh ai nấy làm, cơ quan chức năng chưa kiểm soát được tình hình, vấn đề môi trường chưa được chú trọng, ý thức người dân về đô thị văn minh chưa cao,… Cần phải có sự đột phá trong việc chấn chỉnh quy hoạch đô thị để đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại và văn minh.

- Về qui hoạch khu công nghiệp: Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã

thành công trong nỗ lực mời gọi và khuyến khích đầu tư, đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trên mọi miền đất nước, tạo nên sự sôi động của nền kinh tế.

Tóm lại: Việc bắt đầu phục hồi tăng trưởng GDP trong giai đoạn hậu khủng hoảng là cơ hội, điều kiện tốt cho ngành Xây dựng nói chung và Công ty cổ phần xây dựng số 1 nói riêng phát triển trong thời gian tới.

2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắt thép, xi măng, phân bón..).

Tóm lại : Trong một giai đoạn ngắn nền kinh tế nước ta đã trải qua lạm phát quá lớn và ngay sau đó lại phải đối mặt với nguy cơ giảm phát đột ngột. Lạm phát tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nước, lạm phát đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mới các dự án và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, ngoài ra lạm phát tăng còn ảnh hưởng đến mức sống của CB-CNV, gây tâm lý lo lắng, không yên tâm sản xuất.

- Giảm phát đột ngột làm cho sản xuất đình trệ, các doanh nghiệp không có đủ công ăn việc làm, nền kinh tế tụt lùi và biết bao hệ luỵ tác động không tốt đến kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng nhận định, cơ hội là rất lớn cho các doanh

nghiệp trong giai đoạn “hậu khủng hoảng”, một phần đón chờ vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, một phần nhờ vào một loạt các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ – hiện đa và đang phát huy hiệu quả.

2.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá :

Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, vì hầu hết các doanh nghiệp dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải đi vay vốn của ngân hàng hoặc huy động bằng trái phiếu, cổ phiếu, còn người dân Việt Nam có thói quen gửi tiết kiệm ở ngân hàng để sinh lợi nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chưa chú ý nhiều đến việc đầu tư cổ phiếu, chứng khoán như người dân của các quốc gia phát triển khác.

Nhìn lại cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng theo hướng hội nhập, chuyển mạnh từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ sang điều hành các công cụ gián tiếp, phù hợp với thông lệ các nước trong khu vực và thế giới. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và các cam kết song phương, đa phương về mở cửa thị trường tài chính.

Tóm lại : Việc tăng lãi suất của ngân hàng nhà nước là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp, vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là đầu tư để phát triển. Tuy nhiên nhờ gói kích cầu của Chính phủ, hiện tại lãi suất đã giảm; đây là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao nang lực cạnh tranh.

Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1 do việc thanh toán một số ít hợp đồng với các Chủ đầu tư nước ngoài theo tỷ giá USD và UERO nên cũng bị ảnh hưởng nhất định song không lớn. Công tác nhập khẩu nguyên vật liệu trực tiếp hầu như không có, lượng hàng xuất khẩu không có nên việc biến động tỷ giá ít ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty trong lĩnh vực này.

2.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp:

Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX 1 với đặc thù hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xây lắp là chính thì ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp được xem xét trên 2 nhóm đối tượng người lao động.

Thứ nhất, dưới góc độ công nhân lao động trực tiếp trên công trường: do đặc thù ngành nghề, phần lớn lực lượng lao động làm việc tại các công trường của doanh nghiệp là lao động mùa vụ (trừ một phần nhất định là thợ “ruột” – công nhân đã qua đào tạo và gắn bó lâu dài với Công ty). Với lực lượng này đòi hỏi tay nghề ở mức thấp, lao động giản đơn thì việc tỷ lệ thất nghiệp của xã hội cao lại ảnh hưởng tích cực đến việc huy động nhân lực đáp ứng dễ dàng khi nhu cầu tiến độ tại các công trình đòi hỏi số lượng lớn.

Thứ hai, dưới góc độ công nhân có tay nghề cao và lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý: cũng giống như tất cả các doanh nghiệp khác Công ty luôn thiếu và luôn khó trong bài toán giữ chân những người này. Khi tỷ lệ thất nghiệp xã hội cao, đồng nghĩa việc doanh nghiệp có khó khăn về công ăn việc làm, sản xuất đình trệ, doanh nghiệp không có khả năng phát triển; khi đó khả năng về tài chính cũng giảm, dẫn đến mâu thuẫn với chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn lao động có tay nghề cao. Như vậy khi đó doanh nghiệp lúc này rất muốn giữ chân người tài, chiêu mộ nhiều nhân lực có chất lượng cao song lại khó có khả năng về tài chính, khó đáp ứng duy trì công ăn việc làm.

2.2.1.5. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng. Nhiều ngành công nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy. Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như cơ khí, thép, công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, giấy, nhựa).

2.2.2 Phân tích môi trường kỹ thuật công nghệ

Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại trên thế giới. Chính vì thế Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi.

Đối với ngành xây dựng ở nước ta, đã nhanh chóng tiếp thu những công nghệ tiên tiến, những kỹ thuật mới, hiện đại của thế giới vào các công trình xây dựng .

Nằm trong chiến lược chung của Tổng công, đồng thời phù hợp với truyền thống và thế mạnh của riêng mình, Công ty VINACONEX 1 vẫn xác định lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành nghề chính của doanh nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty chỉ tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ thi công xây lắp dân dụng là chủ yếu.

2.2.3 Phân tích môi trường văn hóa xã hội

Mặc dù thời gian qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và những biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, song nhìn lại về tổng quát, Việt Nam đã đạt bước tiến mới về phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự ổn định về tình hình chính trị.

Các năm qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế. Các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo; lao động và việc làm; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thích đáng.

Theo Báo cáo phát triển con người năm 2012-2013 do UNDP công bố, Việt Nam xếp thứ 127/ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức 0,617 . Bản báo cáo cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình cùng với Nga và Trung quốc. Việc công bố chỉ số phát triển con người hàng năm không chỉ phản ảnh tăng trưởng GDP, mà còn cho thấy một số yếu tố phát triển con người như: tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tỉ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học và đại học, mức sống tốt

2.2.4 Phân tích môi trường tự nhiên

Hà Nội được quy hoạch nhiều dự án lớn như: Đô thị tây Hồ Tây, thuộc phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Phía bắc khu đô thị là đường quy hoạch tiếp giáp với khu ngoại giao đoàn; phía nam có đường với mặt cắt ngang là 40m, ra Hoàng Quốc Việt; phía đông là đường vành đai 2, ra đường Phạm Văn Đồng. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 210ha. Trong đó, phần đất để lập dự án đầu tư xây dựng khu vực Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây có diện tích khoảng 207ha.

Dự án này được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư là 300 triệu USD, bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng (như đường xá, hệ thống ngầm, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc...).

Dự án Phát triển các đô thị ven sông Hồng; có 4 khu vực: khu vực 1 có diện tích dự kiến 220 ha, khu vực 2 có diện tích dự kiến 600 ha, khu vực 3 có diện tích dự kiến 170 ha, khu vực 4 có diện tích dự kiến là 980 ha. Theo ước tính của các chuyên gia Hàn Quốc, đầu tư cho “ Thành phố sông Hồng” sẽ lên tới 27.240 tỷ đồng , tương đương gần 2 tỷ USD, thời gian thực hiện dự án trong vòng 12 năm.

Theo quy hoạch phát triển hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh với 3 đô thị hạt nhân Hà Nội, Hải phòng và Hạ Long. Trong đó, các chuỗi đô thị sẽ phát triển theo hành lang kinh tế, dần dần hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hoà Lạc, Hải Phòng – Hạ Long. Đặc biệt theo kế hoạch, Hà Nội sẽ phát triển chủ yếu về phía Bắc sông Hồng, một phần về phía Tây và Tây Nam. Sông Hồng là trục chính để bố cục mặt bằng đô thị của Hà Nội với bán kính 30-50 km.

2.2.5 Phân tích môi trường pháp luật và chính sách

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Với chính sách mở cửa, đã thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh vào nước ta. Nhà nước ta đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi hệ thống pháp luật phù

hợp với các định chế của WTO, điều này được thể hiện thông qua các luật thuế GTGT, luật doanh nghiệp, luật Đầu tư…, với các chính sách này doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn trong việc tích luỹ vốn để tăng cường tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Từ năm 2011 đến nay, cả nước ta đầy ắp những sự kiện trọng đại, đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc cả về thế và lực của một nước Việt Nam vững vàng tự tin, chủ động hội nhập với thế giới, thì ngành Xây dựng cũng đã cố gắng vươn lên và tạo dựng được những kết quả khả quan. Ngành đã tiếp tục tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, với việc Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống, được xó hội ghi nhận, đỏnh giỏ cao; đồng thời tạo ra hành lang phỏp lý rừ nột, thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp trong ngành Xây dựng nói riêng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w