PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰCTRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGHÀNH
2.3.1.2. Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng và vấn đề định hướng chiến lược kinh doanh
* Đặc thù của ngành xây dựng
+ Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, những dự án mang tính đơn lẻ, đơn chiếc.
+ Sản phẩm của ngành xây dựng phân bố khắp nơi dẫn đến chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính vùng miền như :
- Địa lý . - Xã hội .
- Tư liệu sản xuất.
+ Sản phẩm của ngành xây dựng có quá trình sản xuất kéo dài dẫn đến chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
- Nguồn vốn;
- Nhân lực;
- Nguồn vật tư.
+ Sản phẩm của ngành xây dựng có nhiều cách sản xuất khác nhau. Nó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp hoặc cách áp dụng công nghệ cho từng sản phẩm xây dựng khác nhau.
* Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hoá
Tổ chức sản xuất trong một doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào quy trình công nghệ, quy trình sản xuất các sản phẩm. Nhìn chung đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng thì việc tổ chức sản xuất được thực hiện theo nguyên tắc chuyên môn hoá, nghĩa là phân chia lao động xã hội cho từng bộ phận, tổ, đội.
Chuyên môn hoá đòi hỏi tập trung sản xuất một khối lượng lớn hàng hoá trong từng doanh nghiệp và do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác với các doanh nghiệp chuyên môn hoá khác trong việc cung cấp vật tư, vật liệu và các thiết bị khác. Trên thực tế thì trong sản xuất lớn có nhiều doanh nghiệp đã biết hợp tác với các doanh nghiệp chuyên môn hoá để được cung cấp các bộ phận của sản phẩm được chế tạo tại doanh nghiệp mình.
Như vậy khi xây dựng các chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng cần hết sức lưu ý đến đặc điểm này, đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng để làm sao có biện pháp giảm tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà cung ứng này đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tính không ổn định của thị trường các yếu tố đầu vào
Với các doanh nghiệp xây dựng, khi định hướng chiến lược kinh doanh cũng cần quan tâm đến vấn đề thị trường các yếu tố đầu vào, trong đó đặc biệt là năng lượng và nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu, nhiên liệu như : đá, cát, xi măng, sắt thép, vật liệu hoàn thiện, thiết bị điện, nước .... Đặc biệt thị trường, xăng, dầu, gas của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào thị trường xăng dầu thế giới. nên việc dự báo để xây dựng
chiến lược đảm bảo chiến lược có tính linh hoạt khi xảy ra những biến động trên thị trường này giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó và đạt được mục tiêu đề ra là rất cần thiết.
Ngoài ra về nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp ngành xây dựng thì thép là một trong những nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Trong khi đó Ngành thép Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào phôi thép nhập khẩu từ nước ngoài về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động giá trên thị trường thép thế giới. Điều này tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xây dựng.
Do vậy có thể thấy một đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp xây dựng là tính không ổn định của thị trường yếu tố nguyên vật liệu đầu vào.
Vậy phải tính toán cân nhắc để lập một kế hoạch trung và dài hạn về nguyên vật liệu như thế nào để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trung và dài hạn đã đặt ra là một câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải giải quyết khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình.
* Trình độ máy móc thiết bị chưa cao
Thực trạng về trình độ máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của ngành xây dựng nói chung hiện nay chưa cao, còn chậm đổi mới.
Do vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần lưu ý về vấn đề quyết định đầu tư lựa chọn công nghệ tối ưu để đảm bảo theo kịp sự phát triển của công nghệ để tránh lạc hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng sản phẩm và tác động xấu đến hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh.
* Vấn đề con người
Ngoài vấn đề về nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ thì vấn đề con người cũng cần có sự quan tâm nhất định khi xây dựng chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng đòi hỏi chất lượng cao, kỹ, mỹ thuật phải đảm bảo, do đó đòi hỏi trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân và kỹ sư xây dựng phải tương xứng, đồng đều để tạo ra một ekíp làm việc ăn khớp hiệu quả.
Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nếu ý
thức trách nhiệm, trình độ kém dẫn tới sản phẩm kém chất lượng -> mất uy tín với khách hàng -> mất thị trường -> doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Do đó cần phảo tạo ra một tập thể, một đội ngũ công nhân lành nghề có tay nghề cao và những kỹ sư có trình độ chuyên môn sâu.
Như vậy vấn đề đặt ra khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp là phải có kế hoạch, chiến lược phát triển con người của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai để có đủ sức, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
Đánh giá chung:
Xây dựng là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành khác nhau liên quan hữu cơ và có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các chuyên ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng có tác động tích cực, đóng vai trò đáng kể đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp xây dựng thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh để vạch ra từng bước đi trong từng giai đoạn là rất cần thiết.
Hiện nay, trong ngành xây dựng ở Việt Nam, chuyên ngành xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng đặc biệt công nghệ thi công nhà cao tầng còn kém phát triển. Có thể nhận thấy việc lạc hậu về công nghệ; yếu kém trong công tác qui hoạch, trong cơ chế quản lý; thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ chuyên sâu là những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm phát triển của ngành.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự đổi mới cơ chế chính sách kịp thời, cộng với nhu cầu xã hội ở lĩnh vực này ngày một tăng cao. Đây đồng thời cũng là sứ mạng, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, nắm bắt được thời cơ, thì trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp của mình, các Nhà lãnh đạo – những người hoạch định chiến lược phải đặc biệt quan tâm đến những đặc trưng riêng của ngành để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, có chất lượng góp phần tạo nên sự thành công và phát triển cho các doanh nghiệp nói riêng và cho ngành xây dựng nói chung.