ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONEX 1
3.1. SỨ MỆNH MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
3.2.3. Các định hướng chiến lược của Công ty đến năm 2020
Căn cứ vào mô hình phân tích SWOT ở trên, các phương hướng chiến lược có thể theo đuổi và thực hiện đến năm 2020 cho công ty như sau:
3.2.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung - Phối hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài (S/O)
Dựa vào các mặt mạnh bên trong của doanh nghiệp như: kinh nghiệm, uy tín, tiềm lực (con người, đất đai, nhà xưởng, qui trình công nghệ...vv) tích luỹ trong suốt hơn 40 năm xây dựng và phát triển, kết hợp với các cơ hội từ bên ngoài mang lại như: nhu cầu về xây dựng trong thời gian tới là rất lớn, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng trưởng cùng với sự hồi phục chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, hệ thống an ninh, chính trị của nước ta ổn định, cơ hội hợp tác liên doanh liên kết, đổi mới, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn...vv, Công ty cổ phần xây dựng số 1 sẽ hoạt động tập
trung vào một số lĩnh vực thế mạnh theo đúng chiến lược “Tăng trưởng tập trung”, cụ thể như sau:
- Hoạt động xây lắp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành nghề truyền thống cốt yếu, “xương sống“ của Công ty;
- Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực“mũi nhọn“ giữ vai trò đột phá cho sự tăng trưởng của Công ty;
Ưu điểm :
- Công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực hoạt động nêu trên nên việc triển khai công việc khá thuận lợi, hạn chế được đáng kể những rủi ro, gây lãng phí cho doanh nghiệp; đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình nhà cao tầng.
- Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp khá tập trung, chuyên sâu không bị dàn trải. Thực vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên 2 lĩnh vực nêu trên cốt yếu vẫn dựa trên hoạt động xây lắp vì: công tác triển khai đầu tư kinh doanh bất động sản thực chất là quá trình triển khai xây lắp các dự án dưới hình thức Chủ đầu tư tự thực hiện.
Nhược điểm:
- Hoạt động xây lắp thường mang lại hiệu quả không cao; ngành nghề khá nặng nhọc, vất va, địa bàn hoạt động không ổn định. Công tác thu hồi vốn, đặc biệt vốn ngân sách thường rất chậm, gây nợ đọng kéo dài, khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
- Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản mang lại bước đột phá lớn cho doanh nghiệp, có thể có hiệu quả khá cao song nguy cơ rủi ro lại rất lớn như: biến động giá vật tư vật liệu đầu vào, thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước, sự bấp bênh về giá cả nhà đất trên thị trường...vv.
3.2.3.2. Chiến lược đổi mới công nghệ, đầu tư xe máy thiết bị thi công tăng
năng lực cạnh tranh
- Là chiến lược khắc phục những nguy cơ bên ngoài, tận dụng điểm mạnh bên trong để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty (S/T)
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp luôn đòi hỏi sự đổi mới công nghệ không ngừng. Nhu cầu xã hội trong nước, sự hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng sản phẩm xây dựng ngày một cao, thời gian thi công, thực hiện dự án phải rút ngắn và hiệu quả đầu tư phải cao. Do vậy việc đổi mới công nghệ trong xây lắp, đầu tư xe máy thiết bị thi công là một yêu cầu bắt buộc khách quan mà mỗi doanh nghiệp phải tự ý thức và có kế hoạch cụ the cho riêng mình. Chỉ có đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực xe máy thiết bị thì doanh nghiệp mới có thể tận dụng, khai thác được các thế mạnh sẵn có; đồng thời với việc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ưu điểm:
- Tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn tiến độ thực hiện và đổi mới qui trình thực hiện công việc khoa học, tiết kiệm hơn.
- Đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, mang lại hiệu quả, an toàn; đồng thời tránh được nguy cơ lạc hậu, nâng cao được năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
- Đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Công ty.
Nhược điểm:
- Chi phí cho đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm thiết bị thi công hiện đại đòi hỏi rất cao. Hạch toán khấu hao trong ngắn hạn không thể thực hiện được.
- Đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đi kèm phải tinh thông, có trình độ cao. Kỹ thuật thi công phức tạp, năng lực vận hành, khai thác phải thực sự chuyên nghiệp.
3.2.3.3. Chiến lược liên doanh, liên kết cùng phát triển
Là chiến lược khắc phục điểm yếu bên trong và nguy cơ bên ngoài để cùng nhau phát triển trong quá trình hội nhập (W/T)
Nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và vượt qua những nguy cơ, thách thức bên ngoài. Công ty thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp có những lợi thế, thế mạnh, nhất là thế mạnh về tài chính, thị trường, để liên doanh đầu tư kinh doanh các dự án lớn, liên danh trong nhận thầu xây lắp, nhằm phát huy những tiềm năng của mỗi Công ty.
Ưu điểm :
- Với chiến lược này Công ty có thể nhanh chóng đưa ra các sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mới.
- Chiến lược này có thể hỗ trợ cho chiến lược đa dạng hoá kinh doanh.
- Chia sẻ rủi ro với các đối tác liên doanh, liên kết.
Nhược điểm:
- Chia sẻ lợi nhuận, thị trường và một số lợi thế của Công ty.
- Không bền vững nếu không đồng nhất được quan điểm, quyền lợi các bên tham gia liên doanh.
3.2.3.4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Là chiến lược khắc phục điểm yếu bên trong và tận dụng cơ hội bên ngoài nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Công ty (WO)
Nhân lực của doanh nghiệp là đầu vào độc lập, quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn hoàn thành sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiến bộ của cách thức hoạt động quản lý kinh doanh mà trong đó đội ngũ người lao động (nhân lực) của doanh nghiệp là nhân tố trung tâm điều khiển mọi hoạt động khác.
Để có được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ ngày càng mạnh, Công ty không còn cách nào khác là phải làm ăn nghiêm túc, chuyên nghiệp hoá tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất từ lựa chọn các nguyên vật liệu đầu vào, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình sản xuất, bảo hành sản phẩm...vv, tất cả các hoạt động đó của doanh nghiệp đều do con người thực hiện. Do vậy, doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, tâm huyết, gắn bó thì hiệu quả hoạt động sản
xuất càng cao và ngược lại.
Từ việc nhận thức được vai trò của nhân lực, Công ty cổ phần xây dựng số 1 cần đặc biệt quan tâm đầu tư, có chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ hấp dẫn hơn so với các đối thủ để mục tiêu Công ty cần có đủ bộ ba nhân lực đồng bộ là: các cán bộ làm công tác quản lý và điều hành; lực lượng cán bộ kỹ thuật, kinh tế và thợ lành nghề. Ba lực lượng này bổ trợ, kết hợp tạo thành guồng máy nhịp nhàng sẽ làm cho doanh nghiệp chủ động, năng suất lao động lên cao, chất lượng, tuến độ công trình được đảm bảo góp phần quan trọng nhằm nâng cao thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Tóm lại, nhân lực được Công ty xác định là chìa khoa, là yếu tố đầu vào quyết định trong mọi yếu tố giúp cho doanh nghiệp tiến tới thành công.
Ưu điểm:
- Chiến lược này quyết định sự thành công cho các chiến lược trên.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Nhược điểm:
- Mất rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp .
- Nếu không có cơ chế hấp dẫn, nguồn nhân lực sẽ ra đi sau khi được Công ty đào tạo, huấn luyện.
3.2.3.5. Ma trận chiến lược chính của Công ty
Phần trên tác giả đã sử dụng công cụ ma trận SWOT để đưa ra các phương án chiến lược cho Công ty. Để bổ sung cho lựa chọn ở phần trên và để thêm phần khách quan, ta sử dụng thêm công cụ “ma trận chiến lược chính” để đưa ra các chiến lược cho Công ty.
Ma trận chiến lược chính thể hiện môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hai yếu tố chính:
- Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu diễn trên trục tung của hệ toạ độ;
- Sự tăng trưởng của thị trường của sản phẩm mà Công ty đang theo đuổi, được biểu diễn trên trục hoành của hệ toạ độ.
Để có thể thấy được mức tăng trưởng chung của ngành Xây dựng, ta tham khảo kết quả báo cáo dưới đây:
Bảng 3.3. Giá trị tổng sản lượng ngành xây dựng (Đvt: tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013
Giá trị sản xuất 626.807 676.400 720.200 770.410
(Theo báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng năm 2010, 2011, 2012,2013) Giá trị tổng sản lượng của Ngành đã tăng từ 626.807 tỷ/năm 2010 đến770.410 tỷ/ năm 2013, với mức tăng trung bình khoảng trên6.%/ năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.
Do vậy Công ty nằm ở nửa trên của hệ trục toạ độ (góc vuông I).