PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰCTRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGHÀNH
2.3.5. Phân tích áp lực của nhà cung cấp
Đối với doanh nghiệp xây dựng là mũi nhọn, nhà cung cấp các nguồn lực cho Công ty bao gồm: Nhà cung cấp vốn (Ngân hàng), nhà cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lao động, nhà cung cấp công nghệ thiết bị.
a. Nhà cung cấp vốn
Để có thể trúng thầu (nhất là các công trình lớn) và hoàn thành khối lượng xây lắp đúng tiến độ yêu cầu đặt ra của các Chủ đầu tư, Công ty phải dựa vào vốn vay của Ngân hàng. Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới cơ chế cho vay, đa dạng hoá sản phẩm, tạo được thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Vốn vay để thi công các công trình chủ yếu là vay ngắn hạn (dưới 9 tháng), lãi suất cao, áp lực trả nợ nhanh, trong khi đó việc quyết toán, thu hồi vốn trong xây lắp thường chậm (nhất là vốn ngân sách), đây là điểm yếu của tất cả các doanh nghiệp làm xây dựng của nước ta trong thời gian qua. Nhiều công trình khi tính toán trúng thầu thì có lợi nhuận, khi quyết toán xong thì lỗ, thậm chí có doanh nghiệp lao đao phá sản.
Để đáp ứng vốn cho lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, mua sắm, xây dựng nhà xưởng, Công ty phải sử dụng hai nguồn vốn chính:
- Vốn huy động từ thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Với cách huy động vốn này có ưu điểm là không phải trả lãi vay, an toàn, chủ động; tuy nhiên việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán cũng chỉ đáp ứng được một mức độ nhất định vì còn phụ thuộc vào ý kiến biểu quyết của Đại hội
đồng cổ đông và còn phụ thuộc vào khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Thêm nữa chi phí vốn cho loại hình vốn này không được xác định là một laọi phí – vì chi trả cổ tức lấy nguồn từ lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích nộp đầy đủ các loại quĩ theo qui định của pháp luật.
- Vốn có được từ nguồn vay trung hạn (2 năm) và dài hạn (5 năm) từ các ngân hàng; tỉ lệ vay thường từ 70-80% tổng mức đầu tư, với lãi suất thoả thuận (trừ những ngành nghề được Nhà nước ưu đãi hỗ trợ). Điều này cũng tạo ra một áp lực tài chính rất lớn cho doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi mỗi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phải mất ít nhất từ 3-5 năm mới có thể đạt điểm hoà vốn, trong khi với thời gian đó doanh nghiệp phải trả hết nợ vay và lãi trong quá trình đầu tư cho Ngân hàng.
Để hoàn toàn chủ động nguồn vốn, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp cần có kiến thức về tài chính nhất định, có những quyết sách linh hoạt, phù hợp theo điều kiện thực tế diễn biến của nền kinh tế thì mới có thể có được lời giải tối ưu cho bài toán vốn đối với doanh nghiệp trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể.
b. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Do có nhiều loại hình sản xuất khác nhau nên nguyên vật liệu đầu vào của Công ty cũng đa dạng, cụ thể:
Lĩnh vực xây lắp: Là doanh nghiệp xây dựng, nên nguồn nguyên vật liệu sử dụng bao gồm ximăng, sắt thép, gạch, ngói, cát đá và vật liệu trang trí nội thất, thiết bị cơ điện (M&E)...vv, được cung cấp từ nhiều nguồn, khá đa dang. Các loại vật liệu thô như xi măng, cát, đá, gạch...vv chủ yếu được cung cấp từ thị trường nội địa.
Các loại vật liệu khai khoáng, vật liệu hoàn thiện, vật liệu trang trí nội thất như thép, xăng dầu, khung nhôm kính, gạch đá ốp lát, thang máy, thiết bị điện nước...vv, chủ yếu phải thông qua các nhà cung cấp, đại lý cấp I, được lấy từ nguồn nhập khẩu là chính.
Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh hàng loạt mặt hàng chủ lực đều chịu sự tác động bởi giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu, giá điện do Chính phủ qui định thì giá xi
măng, giá gạch, cát, đá...vv cũng phải tăng theo. Nếu không có những biện pháp giải quyết ở tầm vĩ mô, thì việc để giá vật liệu xây dựng biến động lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành xây dựng nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Về mặt hàng sắt thép trong xây dựng, Công ty có các mối quan hệ thân thiết với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép và các đại lý, nhà phân phối cấp I. Các đại lý của các hãng: Thép Hoà Phát, Việt - Ý, Việt- Úc, Việt – Nhật, Việt – Hàn, thép Thái Nguyên… Mặt hàng thép là loại vật liệu rất quan trọng trong ngành xây dựng, nhưng với công nghệ hiện nay của Việt Nam, chúng ta còn phải phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu. Điều này cho thấy nền công nghiệp sản xuất thép của nước ta chưa tự điều tiết được giá ở trong nước, cho nên nhiều doanh nghiệp xây dựng bị thua lỗ do không lường hết sự bất thường của thị trường thép (giá thép tính từ cuối năm 2007 đến hết quí 2 năm 2008, có lúc đã tăng tới 70-80%).
Với các loại vật liệu khác, do địa bàn hoạt động của Công ty nằm cạnh trung tâm đô thị lớn TP. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, là thị trường vật liệu xây dựng lớn của cả nước, nên Công ty có những mối quan hệ với những đầu mối cung cấp những loại mặt hàng này rất đáng tin cậy về chất lượng và giá cả.
- Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản: Đây thực chất la hoạt động thị trường bất động sản song lại phát huy chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp của Công ty vì các dự án đầu tư của Công ty đều phần lớn do Công ty tự tổ chức thực hiện. Hoạt động này chịu tác động sâu sắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước, sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trường và chịu sự biến động giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận cao, là cơ hội tạo ra bước đột phá, làm thay đổi diện mạo của doanh nghiệp song hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn và khả năng xảy ra rủi ro rất cao.
Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta đã có Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, đã tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng trên thực tế theo số liệu thống kê không chính thức thời gian hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án ở TP Hà Nội, TP Hò Chí
Minh phải mất ít nhất từ 2-3 năm. Tiếp theo nữa là thủ tục giải phóng mặt bằng và rồi mới đến quá trình triển khai dự án. Việc triển khai một dự án thông thương có qui mô vừa và nhỏ mất từ 2-3 năm, dự án lớn mất từ 3-5 năm. Với biến động giá cả vật liệu đầu vào lớn, không ổn định như thời gian vừa qua, quả là những thách thức rủi ro không nhỏ đối với các Nhà đầu tư; trong khi đó giá bán sản phẩm, dịch vụ bất động sản thường được xác lập ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thực hiện dự án.
Vì vậy có thể nói, thị trường kinh doanh bất động sản của chúng ta còn nhiều vấn đề phải bàn, mới chỉ bước vào giai đoạn đầu trong quá trình phát triển. Chắc chắn trong thời gian tới, từ hệ thống pháp luật, qui trình thủ tục hành chính về kinh doanh đầu tư bất động sản, quan hệ giao dịch trên thị trường...vv, cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
c. Nguồn nhân lực
Công ty có trụ sở đóng tại Thành phố Hà Nội, Thủ đô – trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của cả nước … do đó là nơi thu hút lao động từ các nơi trong phạm vi cả nước. Lực lượng công nhân kỹ thuật, và các kỹ sư được đào tạo từ các trường chuyên ngành xây dựng, kinh tế là nguồn bổ sung tốt cho Công ty trong những năm qua. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng, Công ty cần phải có những chính sách đãi ngộ thoả đáng, tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn. Khó khăn của Công ty hiện nay trong việc tuyển chọn và phát triển nhân lực là cơ chế, lương, điều kiện, môi trường làm việc… còn nhiều hạn chế, đang dần được đổi mới đáp ứng đòi hỏi nhu cầu thực tiễn cho trước mắt và lâu dài.
d. Nguồn cung cấp công nghệ - thiết bị
Việc mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như việc gia nhập WTO đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội tiếp thu lựa chọn công nghệ, thiết bị mới, đồng thời có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế tạo thiết bị thi công chuyên ngành cho các đơn vị xây lắp, giúp cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung, Công ty nói riêng có nhiều điều kiện lựa chọn, ứng dụng công nghệ- thiết bị thi công hiện đại cho phép Công ty tham gia vào các
công trình lớn, điều kiện kỹ thuật phức tạp hơn. Nhưng do điều kiện năng lực tài chính hạn hẹp, doanh nghiệp buộc phải tính toán chi tiết bài toán kinh tế, thời gian thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư. Điều kiện, thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi doanh nghiệp có dự án lớn, có hợp đồng lớn, cần nhu cầu thiết bị. Để giải quyết vấn đề này ngoài mong muốn, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Một yếu tố cũng làm ảnh hưởng đến việc đầu tư công nghệ là thủ tục xét duyệt đầu tư. Tại thời điểm khi các đơn vị lập báo cáo phương án đầu tư là công nghệ tiên tiến, sau khi được phê duyệt, tìm được nguồn tiền thì công nghệ khi lập dự án đã lạc hậu. Dẫn đến gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp vì mua phải công nghệ cũ nếu vẫn theo như báo cáo lập dự án ban đầu, hoặc phải tăng tổng mức đầu tư nếu muốn mua công nghệ mới.
Yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố quyết định đó là sự nhanh nhạy, quyết đoán và dám đầu tư của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động trang cấp, đầu tư xe máy thiết bị thực chất là hoạt động căn bản trong chiến lược dài hạn. Có thể trong ngắn hạn, trong báo cáo đầu tư, việc mua sắm thiết bị chỉ đạt được hiệu quả nhất định song kết quả đạt được đôi lúc lại vượt xa khỏi các con số dự kiến đó. Nguyên nhân được xác định là do yếu tố thương hiệu, yếu tố năng lực cạnh tranh mà phần lớn từ năng lực thiết bị, chất lượng sản phẩm vô hình mang lại cho doanh nghiệp.
Tóm lại: Áp lực của các nhà cung cấp/ thầu phụ đối với Công ty là rất lớn, vì tài chính của Công ty không phải lúc nào cũng thoả mãn hết các yêu cầu được.Việc lựa chọn cho mình nhà cung cấp/ nhà thầu phụ phải dựa trên nhiều tiêu chí, đảm bảo hiệu quả, tối ưu trong từng hoàn chảnh, điều kiện cụ thể.