Hợp tác xã phát triển theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

2.2.3.3.Hợp tác xã phát triển theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ.

Sự phát triển của mô hình HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ cũng là một nét mới trong quá trình phát triển KTNT ở Nam Định và nước ta, đánh dấu bước phát triển mới về QHSX trong nông nghiệp, nông thôn của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Theo thống kê, kể từ khi luật HTX đựơc ban hành năm 1997 đến nay, ở Nam Định đã có 312 HTX nông nghiệp được chuyển đổi và thành lập mới. Thời gian qua, thông qua các hoạt động dịch vụ, các HTX đã giúp nông dân từng bước tiếp cận với những tiến bộ mới về KHCN, với thị trường. Hoạt động của các HTX dịch vụ bước đầu đem lại hiệu quả, củng cố lòng tin của các xã viên và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển trên các lĩnh vực: dịch vụ thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, tín dụng, cung cấp vật tư, phân bón, làm đất…với giá cả hợp lý mà HTX vẫn có lãi, thu nhập của xã viên được nâng lên. Thu nhập của các HTX sau khi được chuyển đã tăng lên rõ rệt. Năm 2001, số lượng các HTX có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng là 89 HTX, từ 50 đến 100 triệu đồng là 54 HTX, từ 100 đến 500 triệu đồng là 43 HTX.

Bảng 2.17. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp tại thời điểm năm 2001

Số lượng HTX Cơ cấu HTX (%) HTX làm đất 148 47,44 HTX giống cây trồng 235 75,32 HTX thuỷ nông 309 99,04 HTX bảo vệ thực vật 299 95,83 HTX tiêu thụ sản phẩm 15 4,81 HTX cung ứng vật tư 227 72,76 Nguồn: 41

Như vậy, sự phát triển của HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ các loại hình sản xuất kinh doanh ở nông thôn

Nam Định, góp phần thúc đẩy KTNT phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, là bước tiến quan trọng trong tổ chức quản lý sản xuất ở khu vực nông thôn, khẳng định một bước tiến mới trong quá trình điều chỉnh, củng cố và hoàn thiện QHSX phù hợp với yêu cầu phát triển LLSX và cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định nói riêng và nước ta nói chung.

Tóm lại, sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực của kinh tế hộ, sự hoạt động ngày càng hiệu qủa của kinh tế trang trại và HTX nông nghiệp ở Nam Định những năm qua đã thực sự đưa KTNT Nam Định thoát ra khỏi “cái vỏ bọc” của nền kinh tế tự nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhờ có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của các mô hình tổ chức, quản lý kinh tế đó đã góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết việc các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)