Kinh tế trang trại phát triển đa ngành, có hiệu quả kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

2.2.3.2. Kinh tế trang trại phát triển đa ngành, có hiệu quả kinh tế xã hội.

xã hội.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với những yêu cầu, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các đặc điểm về đất đai và sinh học của sản xuất nông nghiệp. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh. Chính vì vậy, nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, có khả năng liên kết trong sản xuất và kinh doanh đối với các thành phần kinh tế khác, dung nạp nhiều trình độ KHCN từ thô sơ đến hiện đại. Việc phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn nước ta nói chung, ở Nam Định nói riêng.

Mặc dù là một trong những mô hình kinh tế mới xuất hiện nhưng ở Nam Định trong những năm qua, sự phát triển của kinh tế trang trại là tương đối nhanh. Năm 2001, toàn tỉnh mới chỉ có 344 trang trại, trong đó số trang trại trồng cây hàng năm là 2, chiếm 0,58%, trang trại trồng cây lâu năm là 1,

chiếm 0,28%, trang trại chăn nuôi có 1 chiếm 0,28%, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 339 , chiếm 98,55%, trang trại kinh doanh tổng hợp có 1chiếm 0,29%.[41] Nhưng đến năm 2004, tổng số trang trại đã lên đến 761 trang trại, trong đó trang trại trồng cây là 10 trang trại, chiếm 1,3%; trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh với 241 trang trại, chiếm 31,6%; trang trại chăn nuôi thuỷ sản là 509, chiếm 66,8%.[1-2]

Kinh tế trang trại ở Nam Định chủ yếu là trang trại gia đình, thực hiện sản xuất và kinh doanh chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001, quy mô các trang trại còn nhỏ, bình quân một trang trại sử dụng khoảng 6,7 ha đất và mặt nước, có khoảng từ 6 –8 lao động, 190 triệu đồng vốn sản xuất.

Bảng 2.16. Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại thời điểm năm 2001

Trang trại trồng trọt

Trang trại chăn nuôi

Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Số trang trại 3 1 399 Diện tích sử dụng (ha) 4,63 --- 6,78 Bình quân lao động (người) 8 4 6,16 Số vốn đầu tư (triệu đồng) 71,63 100,00 190,16 Doanh thu bình quân (triệu đồng) 96,20 683,00 147,24 Thu nhập bình quân (triệu đồng) 36,60 67,00 55,06 Giá trị hàng hoá bán ra (triệu đồng) 85,00 675 142,26

Nguồn: 41

Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì số lượng các trang trại là chưa nhiều nhưng nó đã đóng góp vai trò quyết định trong việc sản xuất ra những nông sản hàng hoá như: lợn, gà, vịt, bò, hoa, cây cảnh, thủy sản và giải quyết được nhiều vấn đề ở khu vực nông thôn.

Các trang trại đã thu hút được một lực lượng lao động nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho họ. Đến nay, các trang trại đã sử dụng khoảng trên 2000 lao động, trong đó khoảng 30% là lao động của hộ

chủ trang trại và 70% còn lại là lao động thuê mướn ngoài [41]. Do tính chất thời vụ của sản xuất nên lao động thuê ngoài của các trang trại chủ yếu là lao động thời vụ. Mặc dù, số lượng lao động làm việc ở các trang trại là chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn ở nông thôn, từ đó tăng thêm thu nhập cho một bộ phận người lao động. Tuy các trang trại mới ra đời và phát triển, một số trang trại mới thành lập còn đang trong thời kỳ xây dựng nhưng hàng năm các trang trại đã sản xuất được khối lượng nông sản hàng hoá tương đối lớn, giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra bình quân một trang trại vào khoảng 150 triệu đồng, đem lại thu nhập bình quân cho một trang trại khoảng 60 triệu đồng. [41]

Bên cạnh sự đầu tư giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn qua các chương trình, dự án, việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Nam Định chủ yếu khai thác các lợi thế của địa phương và nội lực về vốn của bản thân các chủ trang trại. Chẳng hạn, ở Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu phát triển nhiều các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, Trực Ninh, Mỹ Lộc lại phát triển trang trại chăn nuôi.

Sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại ở Nam Định biểu hiện rõ tính tích cực của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là nhân tố quan trọng để nhanh chóng xoá bỏ kiểu sản xuất nhỏ, manh mún, tự cấp tự túc vốn đã ăn sâu vào nông thôn Nam Định từ nghìn đời nay sang phát triển sản xuất hàng hoá, từng bước phát triển kinh tế thị trường. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã ưu việt hơn hẳn kinh tế hộ nông dân, đẩy nhanh việc áp dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khai thác và phát huy được tiềm năng và lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên; giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn và góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

Như vậy, phát triển KTNT theo mô hình kinh tế trang trại là đúng hướng, phù hợp với trình độ của LLSX, và chứng tỏ rằng: Kinh tế trang trại vừa có nhu cầu, vừa có năng lực thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)