Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và hợp tác xã kiểu mới Đồng thời đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 100)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.2. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và hợp tác xã kiểu mới Đồng thời đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ,

hợp tác xã kiểu mới. Đồng thời đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác.

* Về phát triển kinh tế nông hộ:

Trong những năm tiếp theo, sự gia tăng của lượng nông hộ ở Nam Định sẽ là không đáng kể nhưng điều ta cần quan tâm đối với loại hình kinh tế này

là làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả kinh tế – xã hội và vai trò của nó đối với phát triển KTNT. Chính vì vậy, sự phát triển của kinh tế nông hộ trong giai đoạn tiếp theo phải theo định hướng: vượt qua nghèo đói để vươn lên giàu có, để kinh tế nông hộ ngang tầm với yêu cầu hiện đại hoá nông nghiệp, văn minh hoá nông thôn, tri thức hoá nông dân. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế nông hộ từ chỗ thuần nông với sản phẩm thô lên sản xuất gắn với chế biến, bảo quản, vận chuyển để có khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Để làm được điều đó, cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, muốn có kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá - đơn vị kinh tế tự chủ phát triển bền vững, nó cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như đất đai, lao động, vốn, KHCN, thị trường. Để giải quyết được vấn đề này cần phải:

- Tiếp tục thực hiện tích tụ và tập trung sản xuất thông qua “dồn điền, đổi thửa”

- Từng bước rút bớt lao động nông thôn ra khu vực khác để người lao động có việc làm, tăng năng suất và nâng cao thu nhập

- Nâng cao khả năng tích luỹ và tiết kiệm của kinh tế nông hộ bằng chính sách điều tiết tài chính của Nhà nước, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận dễ dàng với tín dụng

- Kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến bảo quản vận chuyển nông sản hàng hoá

Hai là, cần có quan điểm đúng đắn, phù hợp và thống nhất đối với vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông hộ nói riêng, cụ thể là:

- Khuyến khích các nông hộ phát huy trình độ tay nghề theo phương châm “giỏi nghề gì làm nghề đó”. Trên cơ sở đó đa dạng hoá hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế nông hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống chuyển giao kỹ thuật, hệ thống khuyến nông đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu sản xuất và đời sống nông thôn, trong đó vai trò chủ đạo là Nhà nước.

- Phát triển kinh tế hộ thành các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn nếu có điều kiện, có tư cách pháp nhân bình đẳng với các loại hình kinh tế khác

- Thực hiện chính sách bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp - Miễn thuế đối với sản xuất và thu nhập của nông dân.

* Về kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại ra đời những năm gần đây ở Nam Định và nước ta là sản phẩm của công cuộc đổi mới, là kết quả của việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là sự hưởng ứng của một bộ phận nông dân có ý chí làm giàu và có khả năng vơn lên giàu có. Đây là một quá trình tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cũng như yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, sự phát triển của kinh tế trang trại ở Nam Định đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy để kinh tế trang trại trong tỉnh tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nhà nước cần có các chính sách và thể chế phù hợp đối với sự phát triển của kinh tế trang trại;

- Không thể để các trang trại phát triển tự phát, thiếu định hướng mà phải gắn với các chương trình mục tiêu quy hoạch và kế hoạch tổng thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Do quy mô diện tích bị hạn chế nên các trang trại cần đẩy nhanh việc tích tụ và tập trung vốn, lao động để thâm dụng kỹ thuật, đi vào chuyên môn hoá cao hơn theo phương châm “sản xuất cái thị trường cần”, sản xuất gắn trực tiếp với thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Tiếp tục mở rộng sự liên kết hợp tác giữa các trang trại, giữa các trang trại với kinh tế nông hộ và với các doanh nghiệp, với các tổ chức nghiên cứu triển khai KHCN.

- Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của mỗi địa phương.

- Chính quyền các địa phương cần hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững. Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả kinh tế – xã hội.

* Về phát triển HTX:

Ở nông thôn nước ta ngay từ những năm đầu “đổi mới”, hàng chục nghìn “tổ kinh tế hợp tác” đã tự phát được nông dân tự nguyện lập ra ở khắp mọi nơi. Đó là những tổ nhóm “liên gia” có nhu cầu hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, có thể chỉ đơn giản là vay mượn, đổi chác. Trong điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá, quy mô cao hơn thì các tổ chức lớn hơn, nhiều hộ tham gia hơn, có quy chế tự lập ra với nhau, có bộ phận điều hành do các thành viên cử ra, mọi người góp vốn để mua vật tư, nông cụ, rồi chia lãi theo vốn đóng góp và lao động tham gia…Nhưng trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội nước ta hiện nay, hình thức “ tổ – nhóm hợp tác” loại này cũng đang cần sự giúp đỡ từ phía nhà nước và chặng đường tiến lên phía trước của họ sẽ là các HTX kiểu mới, các doanh nghiệp nông nghiệp .v.v.

Các HTX kiểu mới là những HTX hoạt động theo đúng các nội dung và cách thức quy định theo Luật HTX (1997). Nghĩa là HTX chỉ làm các dịch vụ sản xuất cho các hộ gia đình xã viên, không trực tiếp điều hành sản xuất. Ở Nam Định, hiện có 312 HTX kiểu mới, trong đó có 2 HTX mới được thành lập, còn lại là những HTX được chuyển đổi. Tuy vậy, hơn một nửa số HTX đã được chuyển đổi chưa phát huy được tác dụng cho nên để các HTX kiểu

mới ở Nam Định phát triển đúng hướng và hiệu quả thì cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Các huyện cần chủ động xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho các HTX

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các HTX kiểu mới về nội dung kinh tế, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý trên cơ sở đảm bảo hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ vì chính kinh tế nông hộ mới là cơ sở khách quan cho việc hình thành và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các HTX từ năm 1996 trở về trước, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX được vay các nguồn vốn trong đó có vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

* Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, HTX với các tổ chức kinh tế khác.

Từ thực tiễn phát triển những năm đổi mới, có thể nhận thấy QHSX trong nông thôn nước ta có thể biến đổi theo ba hướng chính sau đây:

Một là, hướng phát triển hợp tác hoá. Sản xuất của các hộ tiểu nông sớm muộn sẽ phát triển đến mức độ nảy sinh nhu cầu liên kết, từ các hình thức đổi công đến các loại hình dịch vụ chuyên môn, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Các HTX đến lượt nó lại mở rộng quan hệ liên kết với nhiều hình thức kinh tế khác, sản xuất nông hộ dần dần được xã hội hoá và thay đổi về bản chất, trở thành những đơn vị kinh tế trong guồng máy sản xuất lớn.

Hai là, hướng phát triển nông trại. Phát triển kinh tế của hộ tiểu nông theo các loại hình nông trại khác nhau cho phép tích luỹ nguồn lực thông qua tích luỹ tài nguyên, nơi nhiều đất thì tích tụ ruộng đất trồng cây công nghiệp, cây rừng, cây ăn quả; đồng bằng ít đất thì tích tụ vốn làm nghề cá, chăn nuôi…dần dần các nông trại sẽ liên kết với nhau hoặc với các hình thức kinh tế khác để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên quy mô lớn hơn, căn bản hơn.

Ba là, hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân. Các nông hộ làm ăn khá giả dần dần chuyển sang sản xuất ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, trở thành chủ máy cày, chủ xay sát, chủ phương tiện vận tải…Số khác chuyển sang kinh doanh, làm dịch vụ. Hướng phát triển này có thể bắt đầu diễn ra riêng lẻ, tạo thành một số người giàu, những người này chuyển giao công nghệ hoặc tạo việc làm cho những người khác, dần dần thu nhập chung được nâng lên. Cũng có thể diễn ra trên quy mô làng, hình thành các làng nghề, làm thay đổi nhanh chóng CCNKTNT.

Cả ba hướng trên đều bắt nguồn từ mô hình thực tế ở nhiều vùng nước ta và trên thế giới. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng trong tương lai hình thức nào sẽ chiếm ưu thế và trở thành hình thức kinh tế chính trong nông thôn. Mỗi hướng phát triển đều có ưu điểm và cũng có hạn chế nhất định. Rất có thể cả ba hướng sẽ lan rộng trong tương lai, phối hợp đan xen nhau. Bởi vì liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, HTX – những chủ thể của KTNT với các tổ chức kinh tế khác, tổ chức đào tạo, nghiên cứu và triển khai KHCN là một tất yếu của sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Ở nước ta những năm gần đây nổi lên nhiều mô hình liên kết như vậy, mà nổi bật là mô hình “Nông trường Sông Hậu”

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)