Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Những tồn tại, yếu kém của KTNT ở Nam Định trên đây là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Theo chúng tôi, bao gồm những nguyên nhân sau:

Một là, vị trí địa lý có sự bất lợi nếu so với một số địa phương trong vùng như: Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tương đối chậm. Hơn nữa, Nam Định không có nhiều khoáng sản, tài nguyên rừng hạn chế, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh…gây rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thúc đẩy KTNT phát triển.

Hai là, điểm xuất phát cho phát triển KTNT nói riêng, kinh tế – xã hội nói chung của tỉnh tương đối thấp, LLSX còn ở trình độ kém phát triển, chủ yếu vẫn là lao động thủ công, cơ sở hạ tầng kém phát triển…nên chưa tạo được đà để KTNT phát triển nhanh chóng

Ba là, công tác tổ chức và thực hiện sự chỉ đạo ở một số ngành và cấp chính quyền chưa kiên quyết, hiệu quả chưa cao. Cá biệt có nơi còn có biểu hiện thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên.

Bốn là, nông dân trên địa bàn tỉnh cũng giống như nhiều nơi khác với đặc trưng kinh tế lâu đời, chủ yếu là độc canh cây lương thực, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên KTNT đã không có cơ hội phát triển đúng với khả năng của nó, các nguồn lực ở nông thôn không

được phát huy dẫn đến KTNT vẫn chưa bắt kịp được cơ chế thị trường đã dẫn đến sự trì trệ, kém phát triển của KTNT.

Năm là, vốn đầu tư cho phát triển KTNT còn thiếu do nhiều năm qua không được quan tâm đúng mức, nông dân có rất ít cơ hội được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước. Hơn nữa, vốn ngân sách cấp lại phân tán, dàn trải và có quá ít dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Sáu là, Nam Định là một trong những vùng “đất chật, người đông” dẫn đến dư thừa lao động nông thôn, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên khu vực nông nghiệp, nông thôn trong độ tuổi lao động còn rất thấp, còn tồn tại tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động (thừa lao động chân tay, không qua đào tạo và thiếu lao động có trình độ tay nghề, được đào tạo). Chính sách thu hút người tài, có trình độ tay nghề của Nam Định còn rất hạn chế, dẫn đến “chảy máu chất xám” đến các trung tâm kinh tế của đất nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)