Chính sách ruộng đất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

Việt nam có quỹ ruộng đất nông nghiệp hạn hẹp, chiếm tỷ trọng thấp (21% diện tích đất tự nhiên của cả nước), dân số nông thôn lại đông đảo. Trong những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hoá làm cho đất nông nghiệp đang giảm dần ở các vùng, trừ các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Do vậy , đất nông nghiệp bình quân trên số dân nông thôn đã ở mức thấp lại có xu hướng giảm ở tất cả các vùng, các tỉnh trên phạm vi cả nước. Trước đây, phần lớn đất đai được tập thể hoá thuộc quyền quản lý của các HTX sản xuất nông nghiệp hoặc các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Chính sách ruộng đất có nhiều nội dung không hợp lý và chế độ quản lý kinh tế theo lối cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã tách người nông dân ra khỏi ruộng đất dẫn đến kết quả và hiệu quả sử dụng ruộng đất rất thấp.

Chính sách ruộng đất luôn là trung tâm trong hệ thống chính sách phát triển KTNT. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất đã trở thành cấp thiết. Một chính sách ruộng đất hợp lý trong bối cảnh trên có một vai trò hết sức quan trọng, một mặt làm cho việc sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý, mặt khác là cơ sở quan trọng cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn khác, cụ thể:

- Chính sách ruộng đất hợp lý sẽ tạo động lực để sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả ruộng đất trong điều kiện ruộng đất bình quân đầu người thấp, chất lượng có xu hướng giảm sút.

- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế nông thôn vì hiện nay nông thôn còn mang tính thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển cân đối với trồng trọt, nhiều tiềm năng chưa được khai thác; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chậm. Để khắc phục được sự yếu kém đó, cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó sự đổi mới và hoàn thiện Luật đất đai và các chính sách về ruộng đất là một trong những vấn đề cơ bản và cấp bách

- Chính sách ruộng đất có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển nông nghiệp, nông thôn nước ta sang sản xuất hàng hoá. Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, chính sách ruộng đất nước ta có nhiều thay đổi, trong đó đã có sự điều chỉnh chính sách để người nông dân quay về với ruộng đất, yên tâm đầu tư khai thác với bảo vệ và nâng cao chất lượng ruộng đất. Tuy nhiên, hiện nay ruộng đất vẫn còn trong tình trạng manh mún, một số vùng ruộng đất chưa được khai thác đầy đủ và hợp lý. Nên để chuyển nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách theo hướng đẩy mạnh tập trung ruộng đất.

- Chính sách ruộng đất hợp lý là một trong các biện pháp chủ yếu và quan trọng để giải quyết các vấn đề tranh chấp ruộng đất đang xảy ra tương đối phổ biến ở nông thôn nước ta.

Đối với nước ta hiện nay, chính sách ruộng đất cần phải đạt được các mục tiêu sau:

- Tiếp tục khuyến khích sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý ruộng đất. Là cơ sở tự nhiên để tạo ra các nông sản phục vụ nhu cầu tối cần thiết của con người, nhưng ruộng đất lại có hạn về mặt số lượng. Trong khi yêu cầu của xã hội, của nền kinh tế thị trường là phải sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá. Vì

vậy, sử dụng đất đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng nhất của sử dụng ruộng đất đồng thời cũng là mục tiêu của chính sách ruộng đất.

- Phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục chất lượng của ruộng đất.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất thông qua việc tiếp tục khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quá trình tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)