Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 100)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

càng tốt hơn yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hoá. Do đó, trong điều kiện hiện nay thì kết cấu hạ tầng kinh tế phải được phát triển không ngừng và luôn đi trước một bước so với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm nhiều yếu tố, nhưng đối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn thì các yếu tố có vai trò lớn là mạng lưới giao thông nông thôn; hệ thống thuỷ lợi và hệ thống điện.

3.2.2.1. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn.

Mạng lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng nông thôn có tính chất quyết định đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn. Vì vậy, đối với Nam Định cũng như nhiều địa phương khác, việc tiến hành phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để chuyển kinh tế nông thôn còn mang nặng dấu ấn của kinh tế tự nhiên sang nền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời đây cũng là cơ sở để từng bước thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình đẩy nhanh mạng lưới giao thông nông thôn, cần thực hiện một số nội dung như sau:

- Chính quyền các cấp tiếp tục nâng cấp hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện một cách cơ bản, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể là các tuyến đường: nâng cấp quốc lộ 21 đoạn thành phố Nam Định – Thịnh Long, đường 56 đoạn Vụ Bản – Mỹ Lộc, cải tạo nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 51B, 55, 56, 57, 12... Bởi vì, mặc dù là đường liên tỉnh, liên huyện nhưng do Nam Định có mật độ xe cơ giới đi lại nhiều, nên chúng không những phục vụ cho địa phương trong tỉnh, huyện mà còn phục vụ các địa phương khu vực Bắc – Trung bộ.

- Gắn việc phân bố lại dân cư theo hướng hình thành các cụm dân cư, thị tứ, thị trấn, khu công nghiệp, khu du lịch… với việc xây dựng đường giao thông đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng ngay từ đầu, nhằm phục vụ tốt các điểm dân cư, các khu kinh tế thực hiện phát triển, sản xuất hàng hoá, tránh hiện tượng làm đi làm lại, sửa chữa nhiều lần gây tốn kém, lãng phí về kinh tế đặc biệt các địa phương cơ sở. Đồng thời cần phải gắn với kế hoạch xây dựng khu vực kinh tế trọng điểm vùng đông nam đồng bằng Bắc Bộ và Chính phủ đã phê duyệt.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp chất lượng các tuyến đường liên xã. Phấn đấu 100% các xã có đường xe cơ giới tới các trung tâm kinh tế đạt

tiêu chuẩn quốc gia và thông suốt quanh năm. Trải nhựa hoặc bê tông hoá một số tuyến đường trọng yếu, phục vụ những địa phương có điều kiện mạnh về công nghiệp, ngành nghề truyền thống và các điểm du lịch ở nông thôn.

- Riêng đối với giao thông đường thuỷ, cần khôi phục và xây dựng thêm một số bến lớn; nạo vét lòng sông thông thoáng để vừa phục vụ cho lưu thông hàng hoá, vừa đảm bảo cảnh quan, môi trường phục vụ cho du lịch bằng tàu thuỷ.

Nhưng vấn đề khó khăn đặt ra ở đây là lấy vốn ở đâu và sử dụng vốn như thế nào, khi vốn ít mà nhu cầu sử dụng vốn của tất cả các địa phương lại nhiều. Theo chúng tôi, vốn của Nhà nước, của các dự án hỗ trợ quốc tế thời gian tới cần tập trung cho hiện đại hoá các tuyến đường quốc lộ, đường sông, cầu cống trên các tuyến đường quốc lộ. Đối với các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã cần thực hiện huy động vốn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cụ thể, xây dựng, phát triển ở cấp nào thì huy động vốn đến cấp đó. Khi phát triển, nâng cấp đường liên xã cần huy động thêm ngày công lao động của nhân dân trong xã. Cần chú ý, trong quá trình thực hiện phải căn cứ vào tình hình thu nhập thực tế của dân cư nông thôn để tính toán mức đóng góp của từng nơi cho phù hợp. Và phải có chế độ tài chính công khai trong việc chi tiêu số tiền của xã, huyện, tỉnh bỏ ra, số tiền của cấp trên hỗ trợ (nếu có) và số tiền của nhân dân đóng góp, tránh hiện tượng “đục nước, béo cò” làm thất thoát tiền của Nhà nước, của nhân dân.

3.2.2.2. Phát triển hệ thống thuỷ lợi.

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho tưới, tiêu nước, tác động trực tiếp đến năng suất hệu quả kinh tế nông nghiệp, cho nên nó rất quan trọng đối với phát triển KTNT Nam Định hiện nay cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thuỷ lợi ở Nam Định thời gian tới phải giải quyết tốt những nội dung sau:

- Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đang trong quá trình triển khai như dự án đầu tư nâng cấp tuyến đê biển Hải Hậu – Giao Thuỷ – Nghĩa

Hưng; dự án nạo vét sông Ninh Cơ (huyện Xuân Trường); dự án nâng cấp sông Sò (huyện Giao Thuỷ), đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng những dự án mới.

- Tiếp tục xây dựng, hiện đại hoá các công trình đầu mối, đẩy nhanh việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá, nhằm khắc phục tình trạng rò rỉ làm thất thoát nước, tiết kiệm đất, giảm chi phí thuỷ lợi, thực hiện bê tông hoá 100% kênh mương nội đồng.

- Chính quyền các cấp tiếp tục đầu tư và tăng dần đầu tư trong những năm tới để tăng cường nạo vét, tu sửa các con sông lớn, kênh mương ngoại đồng. Những chỗ đê suy yếu (bao gồm cả đê sông và đê biển) cần phải được củng cố vững chắc kịp thời, chống đỡ được mọi điều kiện mưa to, bão lớn. Khi có điều kiện, tiếp tục nâng cấp dần chất chượng toàn bộ đê sông, đê biển trong toàn tỉnh, đặc biệt là tuyến đê biển do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7 (2005).

- Đẩy nhanh việc sửa chữa, thay thế các công trình thuỷ nông đã xuống cấp. Tiếp tục xây dựng mới và đổi mới kỹ thuật những trạm bơm đã sử dụng lâu năm, nay không đảm bảo năng lực thiết kế nhất là những trạm bơm do các công ty thuỷ nông quản lý, cần phải được hiện đại hoá. Trước mắt, tăng cường nhiều loại bơm có công suất lớn cho các loại trục đứng, trục xiên. Đặc biệt cần phải tiến hành gia cố đê, bảo vệ kè, gia cố thân đê, nền đê, tăng cường khả năng thoát lũ, chống mối cho đê, đập, phát triển tăng cường kết cấu bê tông lắp ghép ngầm, mặt ngầm. Nhà nước cần tạo điều kiện vốn, kỹ thuật để các địa phương chủ động trong việc tưới, tiêu nước, nâng cao năng suất và hiệu quả cây trồng, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển ổn định, bền vững với năng suất, chất lượng; thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKTNT hướng tích cực, tạo ra cơ sở vật chất làm tiền đề cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay và tương lai.

Điện năng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, phát triển KTNT nói riêng. Đối với Nam Định, trong những năm tới phải có những biện pháp thật thiết thực củng cố, phát triển hệ thống điện nông thôn. Cụ thể là:

- Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trạm biến thế ở các địa phương, nhất là những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo thường xuyên cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.

- Các tuyến đường điện trong xã, làng, xóm phải được nâng cấp, kiên cố hoá hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về chất lượng dây dẫn, đê an toàn của đường dây… bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và dân cư nông thôn, tránh mất cắp điện.

- Các địa phương cần phải thực hiện đa dạng hoá các phương thức đầu tư sản xuất kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, giá điện ở nông thôn. Trên thực tế, ở nhiều địa phương người nông dân phải sử dụng điện với giá còn rất cao so với giá nhà nước.

- Tăng cường năng lực điện cho nhu cầu các trạm bơm nước, lắp đặt thêm các loại máy biến thế, thiệt bị điện toàn bộ và thiết bị lẻ có công suất từ nhỏ đến lớn ở các huyện, xã, phục vụ đầy đủ, kịp thời và chủ động cho tiêu úng và chống hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)