Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Đến giữa thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu yếu kém. Chính phủ Thái Lan đã chọn giải pháp “ưu tiên cho

công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhưng sau một thời gian dài, nền kinh tế Thái Lan vẫn không thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Do đó, Chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng thực hiện CNH: chú trọng phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá. Từ đó nền kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh, ổn định, trở thành quốc gia có nền nông nghiệp phát triển toàn diện và đang từng bước được hiện đại hoá.

* Về phát triển sản xuất nông nghiệp:

Trong khoảng thời gian ngắn chú trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế của nước này chuyển biến theo hướng tích cực rất nhanh từ 50,1% năm 1951, xuống còn 20,6% năm 1990 và 12% vào năm 1998 nhưng giá trị và sản lượng của sản xuất nông nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng, trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.[16-134].

* Về phát triển công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp, ở khu vực nông thôn Thái Lan, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc một phần do Chính phủ và chính quyền các địa phương ở Thái Lan đã thực sự quan tâm đến sự phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hàng loạt các giải pháp đã được sử dụng để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn như: cung ứng vốn tín dụng; bồi dưỡng, đào tạo trình độ tay nghề cho người lao động; tạo sự liên kết kinh tế giữa công nghiệp nông thôn với công nghiệp ở các trung tâm kinh tế, các đô thị….Đặc biệt, Chính phủ đã chú trọng phát triển ngành chế tạo máy ngay tại nông thôn, phục vụ trực tiếp nhu cầu của thị trường nông thôn. Mạng lưới xí nghiệp cơ khí ở nông thôn được đa dạng về quy mô, trình độ, với các sản phẩm chủ yếu như phụ tùng, linh kiện máy móc, máy kéo loại nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn. Các ngành nghề truyền thống, thủ công,

mỹ nghệ ở Thái Lan được duy trì và phát triển không ngừng, trong đó nổi lên là nghề chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức, gốm sứ.

Nhìn chung, quá trình thực hiện phát triển KTNT ở Thái Lan là đúng hướng, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và ổn định.

Tóm lại: Nghiên cứu kinh nghiệm trong phát triển KTNT ở các nước trên đã cho chúng ta thấy được những nội dung hết sức quan trọng, cơ bản để có thể chọn lựa, học tập áp dụng vào quá trình phát triển KTNT ở nước ta nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng. Cụ thể là:

Thứ nhất, Kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển KTNT. Kinh tế hợp tác có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển KTNT và toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, quá trình phát triển KTNT tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu KTNT, thực hiện phân công và phân công lại lao động xã hội phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống xã hội ở nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước có vai trò kinh tế to lớn và không thể thiếu trong việc điều tiết sự phát triển của KTNT thông qua hệ thống các chính sách, biện pháp và công cụ kinh tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)