- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng
2.3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doan hở nông thôn còn nhiều bất cập, vướng mắc.
còn nhiều bất cập, vướng mắc.
* Về kinh tế nông hộ:
Chúng ta thấy rằng, kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự hoàn thiện, phát triển về năng lực và hiệu quả của nó. Song, trên thực tế, về năng lực nội tại của kinh tế nông hộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Biểu hiện trước hết là chính sách giao khoán ruộng đất còn nhiều bất cập khi thực hiện chủ yếu thực hiện giao khoán theo phương thức bình quân về diện tích, chất lượng đất canh tác theo hộ hoặc theo lao động dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân chia ra thành nhiều mảnh nhỏ, có nhiều nơi trong tỉnh, nhiều mảnh ruộng canh tác chưa đầy 50m2
.
Đồng thời do trình độ và quy mô sản xuất nông hộ còn nhỏ, phân tán đã hạn chế đến việc ứng dụng những tiến bộ KHCN và công tác khuyến nông đến với nông dân. Kinh tế nông hộ vẫn còn mang tính thuần nông, sản xuất
cây lương thực là chính, phần lớn nông hộ chưa dám chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thậm chí, ngay ở một số làng nghề, xã nghề có điều kiện, khả năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhưng cũng không giám từ bỏ hẳn nông nghiệp, mặc dù giá trị thu được trên đơn vị diện tích sử dụng là rất thấp và không ổn định.
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, hiện nay sự phân hoá giàu nghèo giữa các nông hộ trên địa bàn tỉnh đang gia tăng mạnh mẽ, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Số hộ không bắt kịp với cơ chế mới, thiếu vốn, thiếu lao động có trình độ, vướng mắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh, thua lỗ kéo dài, nợ nần chồng chất của các nông hộ không phải là ít, đã xuất hiện di dân tự do ra thành thị hoặc tới các địa phương khác để tìm kế sinh nhai, tình trạng này gây ra nhiều phức tạp cho đời sống xã hội ở nông thôn.
Rõ ràng, sự tồn tại, phát triển của kinh tế nông hộ đã nói lên thực chất kinh tế nông hộ ở nước ta nói chung, Nam Định nói riêng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa bắt kịp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
* Về kinh tế trang trại:
Mặc dù kinh tế trang trại đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và đã có sự đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển KTNT ở Nam Định những năm qua nhưng hầu hết các trang trại ở Nam Định hiện đang còn lúng túng về phương hướng sản xuất kinh doanh, diện tích bình quân/trang trại còn thấp, thiếu vốn, kỹ thuật, máy móc, nông cụ. (xem bảng 2.16)
Đặc biệt, số lao động bình quân/trang trại còn rất thấp, chỉ 6 lao động/trang trại. Các chủ trang trại lại hầu hết chưa được đào tạo về ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật sản xuất và năng lực quản lý điều hành hoạt động của trang trại.
Bảng 2.19. Trình độ chuyên môn của các chủ trang trại tại thời điểm 2001
Số chủ trang trại (người) Cơ cấu trình độ (%)
Chưa qua đào tạo 228 66,28
Trình độ trung cấp, cao đẳng 31 9,01
Trình độ đại học trở lên 1 0,29
Nguồn: 41
* Về HTX kiểu mới.
Về định hướng, HTX nông nghiệp kiểu mới phải làm chỗ dựa cho kinh tế nông hộ phát triển. Thực tế những năm qua, sự phát triển của HTX theo hướng dịch vụ cho kinh tế hộ đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ nói riêng, sự phát triển của KTNT nói chung nhưng sự hoạt động của các HTX kiểu mới còn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực của đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, theo thống kê thì có tới trên 50% số cán bộ HTX hiện nay chưa hề qua đào tạo, đặc biệt là chủ nhiệm, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm soát; thiếu vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, toàn tỉnh mới chỉ có 49 máy cày và máy kéo lớn; 27 máy cày và máy kéo nhỏ, 555 máy phát lực; 29 máy phát điện; 1069 máy bơm nước; 73 bình phun thuốc sâu có động cơ [41]
* Số lượng doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản còn rất ít, trình độ sản xuất, kinh doanh còn tương đối lạc hậu. Ở Nam Định hiện nay mới chỉ có 26 doanh nghiệp loại này, trong đó doanh nghiệp nông trường là 2, chiếm 7,70% ; công ty giống cây trồng là 7, chiếm 26,92%; công ty máy kéo là 4, chiếm 15,38%; công ty thuỷ nông là 8, chiếm 30,77%. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Nam Định hiện nay là rất mờ nhạt[41]