- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng
3.2.1.2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn
Trình độ phân công lao động xã hội được thể hiện thông qua sự phát triển của các ngành nghề cụ thể. Để chuyển dịch CCNKTNT theo hướng phù hợp với điều kiện, khả năng của Nam Định thì những năm trước mắt, cũng như trong suốt giai đoạn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải thực hiện phát triển mạnh mẽ ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
* Đối với phát triển công nghiệp nông thôn.
Như đã phân tích ở chương 2, công nghiệp nông thôn ở Nam Định trong những năm qua, phát triển chưa mạnh, tỷ lệ giá trị và sản lượng thấp,
sản phẩm chất lượng chưa cao, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Nhưng hiện nay, với điều kiện hết sức thuận lợi của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp ở các huyện, xã, là cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn. Để lợi dụng khả năng “thu hút” và “lan toả” của các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, chính quyền cấp huyện và xã cần chủ động đầu tư và có những chính sách phù hợp để hình thành và phát triển kịp thời các xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh, gia công một số chi tiết hay cụm chi tiết, bộ phận máy, lắp ráp một số máy móc phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn. Tạo điều kiện cho các trung tâm ở nông thôn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Các trung tâm này dần trở thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi khu vực nông thôn, đó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới cơ cấu lao động ở nông thôn.
Phát triển công nghiệp chế biến gắn với nguyên liệu tại chỗ, chú ý đến công nghệ chế biến các loại quả hộp, thịt hộp, cá hộp…. Tiếp tục đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng nâng cao công suất các doanh nghiệp chế biến hiện có trên địa bàn. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở chế biến đầu tư mở rộng các cơ sở thu mua, chế biến hàng nông hải sản, thực phẩm cho các vùng nghyên liệu tập trung ở nông thôn, vùng ven biển.
Những đối tượng có điều kiện, tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo cần tiếp tục được khuyến khích để họ mở rộng quy mô sản xuất, nhưng cần chú ý hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành phù hợp.
* Khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề, làng nghề truyền thống, mở mang tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, các địa phương cần tạo điều kiện cho các ngành nghề, làng nghề có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa công nghệ truyền thống với công
nghệ hiện đại. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các làng nghề, ngành nghề đầu tư sản xuất theo chiều sâu, nâng cao trình độ kỹ thuật- sản xuất, tăng sức cạnh tranh… bằng những biện pháp cụ thể như: giải quyết vốn cho các chủ sản xuất phù hợp với số lượng, thời gian, lãi suất; cử những cán bộ chuyên môn giỏi làm tư vấn cho các chủ sản xuất ở các làng nghề trong việc đổi mới công nghệ sản xuất; có biện pháp đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trẻ kế tiếp; tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài.
Khuyến khích các làng nghề mạnh dạn chuyển đổi mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc đổi mới công nghệ để có thể tham gia sản xuất một số linh kiện đơn giản, làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất của Nhà nước, công ty liên doanh…
Đồng thời, chính quyền các địa phương trong tỉnh cần tạo điều kiện bố trí mặt bằng sản xuất cho các chủ sản xuất phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của họ. Song, cần chú ý đến cảnh quan, môi trường của làng nghề, bảo đảm sức khoẻ cho mọi người. Có chính sách thuế ưu đãi để động viên, kích thích sự phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn.