- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng
2.3.1.3. Trình độ KHCN trong hầu hết các lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản còn lạc hậu, kém phát triển, thiếu đồng bộ.
thuỷ sản còn lạc hậu, kém phát triển, thiếu đồng bộ.
Trong thời gian qua, nhiều tiến bộ về KHCN đã được nghiên cứu ứng dụng và triển khai trên các lĩnh vực: sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, CN&TTCN. Điển hình là nghiên cứu, thuần chủng giống lúa lai F1 đưa vào sản xuất đại trà; giống khoai tây siêu nguyên chủng; thành công trong sinh sản nhân tạo cá bống tượng, cá chim trắng, cua biển; kỹ thuật nuôi tôm theo
phương pháp thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá trên ruộng trũng, xử lý môi trường chăn nuôi…
Tuy nhiên sự đóng góp của khoa học kỹ thuật vào phát triển KTNT còn rất hạn chế, sự tác động của nó đến phát triển KTNT chưa toàn diện và đầy đủ. Quá trình nghiên cứu và triển khai thành tựu KHCN mới chủ yếu tập trung vào lai tạo một số cây trồng, vật nuôi như lúa, tôm. Các cây trồng khác như: rau quả, chăn nuôi lợn, bò, gà, vịt…ít thấy những tác động của tiến bộ KHCN. Việc cơ giới hoá trong các khâu như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch còn chiếm tỷ lệ thấp. Sự lạc hậu về trình độ KHCN còn thể hiện ở việc năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động, năng suất đất và hiệu quả kinh tế – xã hội trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Đến nay, giá trị thu được trên 1 ha mới đạt 35,3 triệu/năm, trong khi ở Đài Loan là 15172USD/năm, Hà Lan là 16600USD/năm. [21]
Ở Nam Định, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp yếu kém. Hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu, chưa hợp lý và hiệu quả thấp. Hệ thống khuyến nông mặc dù dược hình thành và đưa vào hoạt động nhưng những kết quả mà nó đem lại cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (Theo Nghị định 13 về khuyến nông của Chính phủ), cũng bộc lộ nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ khuyến nông chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, ít được đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc chuyển giao tiến bộ KHCN cho nông dân.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Nam Định vẫn chưa gắn với việc bảo vệ môi trường nên tình trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái trong phát triển KTNT ngày càng trở nên nghiêm trọng do lượng lớn phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh được đưa vào sử dụng ngày càng tăng và chưa tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt.