- Diện tích(ha) Sản lượng (tấn)
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng trâu
Số lượng trâu (nghìn con) 15,3 14,1 13,8 12,6 9,7 9,4 9,3 9,1 Số lượng bò (nghìn con 21,7 23,9 27,9 28,4 27,0 27,1 29,4 34,1 Số lượng gia cầm (nghìn con) 513,0 523,0 537,6 563,7 629,1 675,4 716,2 736,8 Nguồn: 9,10
Ở Nam Định, chỉ trong thời gian ngắn các loại gia súc, gia cầm như: gà thịt, vịt đẻ trứng, lợn siêu nạc, bò…phát triển nhanh, mạnh về số lượng, ngoại trừ nuôi trâu. Hiện nay, cũng như nhiều tỉnh ở nước ta, việc gia tăng nuôi bò và giảm số lượng trâu không chỉ đơn thuần là để đáp ứng sức kéo mà chủ yếu là để lấy thịt, bán trên thị trường vì hiệu quả kinh tế đem lại cao. Có thể khẳng định, xu hướng đa dạng hoá chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá ở Nam Định là rất rõ nét, đang phát triển mạnh, cùng với nó là chất lượng các loại vật nuôi cung cấp cho thị trường ngày được nâng cao và đảm bảo, nhiều sản phẩm được xuất khẩu. Nhiều hộ nông dân, các trang trại cũng đã chủ động tăng vốn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế
Đơn vị: tỷ đồng
Trồng trọt 2512,1 2581,0 2538,7 2610,4 2771,6 2799,6 3141,4 Chăn nuôi 633,8 692,0 708,4 737,0 881,2 995,6 1300,0 Dịch vụ trồng trọt
và chăn nuôi 28,5 37,5 122,9 127,4 129,6 146,7 130,7 Tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp 3174,5 3310,7 3370,0 3474,8 3782,4 3942,1 4572,8
Nguồn: 39
2.2.1.2. Về thuỷ sản:
Nam Định là một trong những địa phương có rất nhiều lợi thế về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Với hệ thống sông ngòi nhiều, có nhiều đầm lầy, thùng đấu và đặc biệt là có bờ biển tương đối dài nên thời gian qua, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã gia tăng nhanh chóng về sản lượng, giá trị kinh tế. Đến nay, Nam Định là một trong hai tỉnh (sau Hải Phòng) phát triển thuỷ sản mạnh nhất trong số các tỉnh ven biển phía Bắc. Tổng sản lượng năm 1998 mới chỉ đạt 28976 tấn thì đến năm 2004 đã đạt 60231, chiếm hơn 20% tổng sản lượng thuỷ của cả vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó tỷ trọng khai thác và nuôi trồng cũng tương đối đồng đều. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản Nam Định có sự phát triển khá toàn diện.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành thuỷ sản Nam Định những năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào GDP, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Điều này được thể hiện ở biểu sau:
Bảng 2.7: Tình hình nuôi trồng thuỷ sản 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sản lượng (tấn), trong đó: - Khai thác - Nuôi trồng 28976 12194 9594 38384 16868 10392 43946 26319 17627 46850 26761 20089 51609 29000 22609 55071 24308 22714 60231 23536 28074 Lao động thuỷ sản (người) 6258 6322 6370 11345 13094 14043 15489 Giá trị sản xuất theo giá so
sánh năm 1994 (tr.đ) 227547 288052 328813 310725 369755 429514 493008
Nguồn: 9,10
Tuy sản lượng thuỷ sản của Nam Định cao nhưng số lượng lao động trong ngành thuỷ sản lại rất thấp, chưa đầy 1% tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, có thể khẳng định thuỷ sản đã trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Nam Định, góp phần tạo ra một lượng của cải dồi dào, tăng khối lượng nông sản hàng hóa, đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Có được kết quả trên, một phần là nhờ chính quyền các cấp ở Nam Định đã tạo điều kiện cho ngư dân mua sắm tàu, thuyền để đánh bắt cá xa bờ. Từ quá trình phát triển ngành thuỷ sản Nam Định thời gian qua cho chúng ta thấy, kinh tế hàng hoá đã và đang thâm nhập vào đời sống của cư dân nông thôn Nam Định, hầu hết các địa phương đã phát triển mạnh mẽ nuôi trồng các loại thuỷ hải sản đặc sản có giá trị cao, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bảng 2.8. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế nông thôn
Đơn vị: nghìn USD