Thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai những tiến bộ mới về KHCN để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.4.Thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai những tiến bộ mới về KHCN để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

bộ mới về KHCN để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Mặc dù KHCN được xác định là động lực cho phát triển KTNT nhưng thực tiễn phát triển KTNT ở Nam Định thời gian qua cho thấy sự tác động, đóng góp của KHCN vào phát triển KTNT còn hết sức hạn chế, chưa đáng kể.

Vì vậy, để tiếp tục phát triển KTNT theo hướng kinh tế hàng hoá, hiện đại và phát triển bền vững, Nam Định phải có những chủ trương giải pháp đồng bộ để có thể ứng dụng những tiến bộ mới của KHCN vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khi vận dụng tiến bộ KHCN cần phải tính đến những điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế, xã hội và cả văn hoá của mỗi địa phương, kết hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng với việc triển khai, chuyển giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đồng thời cần khuyến khích để tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KHCN. Quá trình vận dụng các tiến bộ KHCN cần giải quyết tốt những nội dung sau:

- Đổi mới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KHCN và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội nông nghiệp, nông thôn. Cần xác định chiến lược phát triển KTNT để tạo tiền đề cho việc xác định chiến lược và cơ cấu phát triển KHCN phục vụ cho phát triển KTNT. Ngoài ra, cần đổi mới việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KTNT theo hướng xây dựng và thực hiện các chương trình tổng hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở từng vùng dựa trên luận cứ KHCN đảm bảo đạt hiệu quả cao.

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KHCN vào phát triển KTNT, đặc biệt phát triển mạnh hệ thống khuyến nông gắn liền với củng cố và phát triển các trung tâm ứng dụng ở cấp huyện. Nội dung chuyển giao phải thiết thực, phù hợp với trình độ tiếp thu, tập quán, văn hoá của địa phương.

- Kịp thời xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng KHCN vào sản xuất như mô hình kinh tế trang trại, mô hình HTX kiểu mới, các mô hình liên kết khác trong nông nghiệp, nông thôn.

- Xác định được hướng ưu tiên trong quá trình vận dụng tiến bộ KHCN. Trong thời gian tới, tiếp tục ưu tiên cho nghiên cứu về giống và công

nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông, hải sản.

- Xây dựng kế hoạch và coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN, gắn công tác nghiên cứu với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính quyền địa phương cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cá nhân, tập thể đội ngũ cán bộ có thành tích trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ hữu ích cho phát triển KTNT; khuyến khích mọi người, mọi đơn vị tích cực hơn nữa trong hoạt động này, ngăn ngừa nạn “chảy máu” chất xám.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN phục vụ phát triển KTNT theo hướng gắn lợi ích và nghĩa vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các đơn vị làm công tác nghiên cứu, ứng dụng, phổ cập tiến bộ KHCN và điều kiện thực tế của từng địa phương cơ sở để huy động lực lượng làm KHCN phát huy vai trò của mình.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu KHCN Trung ương, các trường đại học về nông nghiệp, nông thôn, với các tỉnh trong vùng và các vùng khác. Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lĩnh vực này để có thể hợp tác nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ KHCN phục vụ cho phát triển KTNT

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)