Kinh nghiệm của Đài Loan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

ở Đài Loan, chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ (thập kỷ 50, 60 và 70) của thế kỷ XX, Đài Loan đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong bốn “con rồng” châu Á, đóng góp quan trọng vào thành công này của Đài Loan lại bắt nguồn từ sự phát triển của khu vực nông thôn . Nhìn nhận một cách bao quát có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu trong phát triển KTNT ở Đài Loan như sau:

Một là, đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ.

Việc hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất một cách “mềm dẻo” đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các trang trại gia đình quy mô nhỏ đi vào sản xuất nông sản hàng hoá. Năm 1953, Đài Loan có 679.000 trang trại với quy mô

bình quân 1,29 ha; đến đầu năm 1991, số trang trại đã tăng lên 823256 trang trại với quy mô bình quân là 1,08 ha.[16-54]

Hai là, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn.

Việc đem lại ruộng đất cho người nông dân đã làm cho ngưòi dân có thể “biến cát thành vàng” (theo phương châm của người Trung Quốc). Trên thực tế, sau cải cách ruộng đất, từ 1953 đến 1963, trong 15 năm liền tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% [18-70]. Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống của họ được cải thiện nhanh chóng, do đó đã góp phần mở rộng thị trường nội địa, làm cơ sở cho việc thực hiện chiến lược CNH thay thế nhập khẩu (1953 - 1962); đồng thời cho phép người nông dân có thể bỏ ra 1 phần tích luỹ để thực hiện một nền nông nghiệp đa canh. Từ 1952 – 1984, giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt tăng gấp đôi, trong khi giá trị các ngành chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 10 lần, lúa gạo từ chỗ chiếm 50% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đã giảm xuống còn 25%. Cũng trong thời gian đó, sản phẩm chăn nuôi tăng từ 14% lên 40%, các loại rau quả tăng từ 3% lên 10%.[18-78]. Việc mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 1984, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm đến 91% số trang trại, chỉ có 9% trang trại thuần nông.[18-112].

Khi sản lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho các khu công nghiệp và đô thị tìm được nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và nhân công để phát triển. Từ năm 1953 đến 1970, đã có hơn 800000 lao động đã chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác.

Như vậy, chính sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn đã tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Đài Loan.

Trong nhiều thập kỷ, Đài Loan đã rất coi trọng phát triển rộng rãi mạng lưới giao thông vận tải ở khắp các vùng nông thôn. Công cuộc điện khí hoá, mà một phần quan trọng là điện nguyên tử phát triển rất nhanh. Đó là những nhân tố góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn đồng thời cho phép mở rộng các sơ sở công nghiệp ngay tại thôn, xóm. Từ những năm 70, thế kỷ XX, chế độ giáo dục bắt buộc đã được thực thi nên trình độ dân trí và điều kiện sống nâng lên, tỷ lệ tăng dân số giảm xuống.

Bốn là, chú ý đồng thời phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị lớn.

Tiếp sau giai đoạn CNH thay thế nhập khẩu, từ giữa những năm 60, Đài Loan chuyển sang thực hiện CNH hướng về xuất khẩu. Ngay trong giai đoạn này, nhiều cơ sở công nghiệp nhở vẫn được đặt tại nông thôn. Cách làm này, vừa không đòi hỏi vốn đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở công nghiệp ở thành thị, vừa làm cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với sự biến động của thị trường. Tính đến đầu những năm 80 – thế kỷ XX, chỉ có 17,7% cơ sở công nghiệp đặt tại thành phố, 42% đặt ở các vùng phụ cận thành phố, 32% đặt tại các vùng nông thôn. Chiến lược này đã có tác dụng làm giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Năm là, lựa chọn những phương thức sử dụng ruộng đất phù hợp với các loại hình hợp tác tự nguyện để đẩy mạnh công việc khuyến nông.

Ở Đài Loan, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm…Chính quyền Đài Loan sử dụng giải pháp tích tụ ruộng đất bằng cách cho phép chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho người khác nhưng chủ ruộng đất vẫn giữ quyền sở hữu., người ta gọi đó là phương thức “uỷ thác”.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)