Chính sách về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Nền nông nghiệp nước ta có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Tuy nhiên vì nhiều lý do về lịch sử, kinh tế – xã hội, đến nay về cơ bản sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề ở nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào kỹ thuật thủ công, công nghệ lạc hậu. Do đó, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và triến khai những thành tựu mới của KHCN vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có ý nghĩa quan trọng vì đây chính là động lực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Muốn vậy nhà nước phải có chính sách KHCN đúng đắn, phù hợp để thúc đẩy KTNT nước ta phát triển nhanh chóng.

Chính sách KHCN đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn thực chất là chính sách về vai trò của Nhà nước trong việc đề xuất, tạo ra kỹ thuật,

công nghệ mới, lựa chọn và phổ biến những tiến bộ đó cho các nông hộ, các trang trại và cư dân nông thôn.

Yêu cầu của chính sách KHCN ở nước ta đối với phát triển KTNT là: - Phải xuất phát từ đặc điểm của KTNT, khả năng kinh tế và nhận thức, phong tục, tập quán, thói quen canh tác của nông dân…

- Phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm;

- Phải được triển khai một cách toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của KTNT

Để có thể thực hiện tốt các yêu cầu trên, chính sách KHCN đối với phát triển KTNT cần một số biện pháp sau:

- Tăng cường năng lực KHCN cho nông nghiệp, nông thôn;

- Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ KHCN thích hợp cho các hộ gia đình nông dân và các trang trại;

- Làm tốt công tác tổ chức và triển khai hoạt động có hiệu quả hệ thống khuyến nông theo tinh thần Nghị định 13/CP (ngày 2/3/1993 của Chính phủ).

- Thường xuyên có những nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên tiến và tổ chức nhân điển hình tiên tiến về tiến bộ KHCN trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)