Xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Hoạt động sản xuất vật chất thực chất là sự kết hợp con người lao động với tư liệu sản xuất theo một công nghệ nhất định. Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là những cơ sở, những phương tiện chung, nhờ đó mà quá trình sản xuất hay dịch vụ được thực hiện. Bộ phận cơ sở, phương tiện chung này bản thân nó không phải là công nghệ, cũng không phải là những công cụ lao động hay dịch vụ trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm hoặc tiêu thụ sản phẩm, nhưng nếu thiếu nó thì các quá trình đó trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Toàn bộ những phương tiện đó gộp lại trong kết cấu hạ tầng.

Nông thôn là nơi dân cư sinh sống với hoạt động chủ yếu là nông nghiệp. Thích ứng với hoạt động nông nghiệp là một kiểu tổ chức sinh hoạt

đặc thù của dân cư. Chính tính chất đặc thù về sản xuất và sinh hoạt của dân cư nông thôn quy định tính chất đặc thù của kết cấu hạ tầng nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được hiểu là tổng thể những phương tiện vật chất và thiết chế làm nền tảng cho kinh tế – xã hội nông thôn phát triển, được hình thành, sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế, là những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin và bưu chính viễn thông…; Kết cấu hạ tầng xã hội, là những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển văn hoá, xã hội nông thôn như: giáo dục, y tế, nước sạch…

Trong sự phát triển của KTNT, kết cấu hạ tầng nông thôn đóng một vai trò rất quan trọng. Mức độ và trình độ phát triển của nó là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh và đánh giá trình độ phát triển của KTNT. Kết cấu hạ tầng nông thôn, trước hết là kết cấu hạ tầng kinh tế, giữ vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu KTNT. Ngoài ra, nó còn là điều kiện để phát triển nông thôn toàn diện, văn minh, giảm khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với khu vực đô thị. Để thúc đẩy KTNT ở nước ta phát triển mạnh mẽ thì việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn phải đi trước một bước, đặc biệt là đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nước ta là yêu cầu bắt buộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khó khăn lớn nhất để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tạo nguồn vốn. Thực tế phát triển nông thôn nước ta chỉ ra có những phương thức tạo vốn chủ yếu là: tạo vốn bằng nguồn thu từ đất công ích; huy động sức dân đóng góp; dựa vào nội lực để phát huy các nguồn lực bên ngoài; huy động tổng lực cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên phương thức huy động tổng lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là phù hợp với điều kiện

hiện nay của nông thôn nước ta vì quy tụ được mọi nguồn lực tài chính bằng cách sử dụng tổng hợp tất cả những giải pháp truyền thống lẫn những giải pháp của thị trường; giải pháp của nền kinh tế kém phát triển với giải pháp của nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 30)