Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

nghiệp, nông thôn.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn là tổng thể sức lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông thôn, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi

lao động và những người trên/dưới độ tuổi lao động. Như vậy, số lượng lao động trong nông thôn khác khu vực khác ở chỗ, nó không chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên/dưới ở độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là sức khẻo, trình độ văn hoá, nghiệp vụ, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động.

Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn có đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết ở chỗ nó mang tính thời vụ cao, đây là nét đặc trưng điển hình trong quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, lực lượng lao động ở nông thôn có trình độ học vấn thấp và phần lớn không qua đào tạo. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của KTNT, trước hết là đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nguồn nhân lực trong nông thôn có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song cùng với sự phát triển của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Chính vì vậy, phương hướng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta là:

- Giải phóng mọi sức sản xuất ở nông thôn, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng các nguồn lực của đất nước, của các vùng, ngành nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn để phát triển toàn diện nông thôn, gắn chặt việc sử dụng lao động với việc mở rộng phân công và hợp tác lao động, kết hợp giải quyết việc làm của người lao động tại chỗ là chủ yếu với phân bổ lao động hợp lý theo vùng lãnh thổ.

- Nhà nước thông qua các chính sách và cơ chế quản lý để tạo thêm nhiều việc làm và khuyến khích người lao động tự tạo việc làm cho mình, nâng cao năng suất lao động và nâng cao mức sống của người lao động.

Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta cần phải thực hiện các giải pháp sau đây:

- Phân bổ hợp lý lao động giữa các vùng. Đây là biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động nông thôn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang và tăng vụ, phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh công tác trồng rừng và tu bổ rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp lý lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn.

- Phát triển công nghiệp nông thôn và dịch vụ ở nông thôn.

- Cải tiến tổ chức lao động, thực hiện thù lao lao động đúng đắn, áp dụng những đòn bẩy kinh tế để kích thích lao động, tổ chức tốt và từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

- Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)