Hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển, biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng hoạt động xuất khẩu, gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế của toàn xã hội. Việt Nam đang tích cực, chủ động gia nhập các tổ chức kinh tế và tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN; năm 1998, thành viên của APEC; năm 2000, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Hiện nay, đang đám phán gia nhập WTO. Vì vậy, bên cạnh những quyền lợi và những cơ hội mới, sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta phải thực hiện những cam kết và chấp nhận những thách thức mới trong quá trình hội nhập.

Về cơ hội, Việt Nam sẽ được hưởng những quy chế tối huệ quốc, do đó sẽ thúc đẩy gia tăng hàng hoá Việt Nam vào thị trường các nước; nó giúp Việt Nam tiếp nhận KHCN và kiến thức quản lý kinh tê tiên tiến; Việt Nam có thể tận dụng những ưu đãi về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh.

Về thách thức, trước hết, cơ cấu KTNT nước ta chuyển dịch chậm, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch yếu kém, năng suất lao động thấp do quy mô sản xuất hộ quá nhỏ. Nông nghiệp Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn rất nghèo nàn, khả năng cạnh tranh của nông sản thấp.

Hai là, các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn chỉnh, đang trong quá trình phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với hội nhập quốc tế.

Ba là, hệ thống pháp luật, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản chưa hoàn chỉnh, năng lực chuyên môn, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu gây khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao tại các thị trường quốc tế.

Bốn là, nhóm người phải gánh chịu tác động xấu về mặt kinh tế - xã hội của quá trình hội nhập thường tập trung ở khu vực nông thôn, trước tiên là những hộ nghèo, người nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 33)