Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH diễn ra chậm chạp và chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

2.3.1.1.Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH diễn ra chậm chạp và chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

CNH, HĐH diễn ra chậm chạp và chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn Nam Định đang từng bước đi vào sản xuất hàng hoá, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhưng có thể khẳng định, sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé, tỷ suất hàng hoá thấp và hiệu quả chưa cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chậm mở rộng, năng suất chưa cao, tiềm năng kinh tế biển của Nam Định là rất lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.

Chuyển dịch cơ cấu KTNT, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn là một nội dung quan trọng, có vai trò quyết định đến phát triển KTNT. Theo quy luật kinh tế, sự chuyển dịch sẽ diễn ra theo hướng chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế thuần nông, quảng canh sang cơ cấu kinh tế đa dạng các ngành nghề (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ) diễn ra ngay trên địa bàn nông thôn. Thực tiễn phát triển KTNT ở Nam Định thời gian qua cho thấy, sự chuyển dịch CCNKTNT đã và đang diễn ra đúng hướng, theo quy luật nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa theo sát yêu cầu của thị trường.

Nếu xét cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng thì có thể thấy mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, tỷ trọng thuỷ sản tăng lên 14,51% (2004) nhưng so với cơ cấu của nhiều tỉnh là quá thấp, trong khi đó, Nam Định là một trong những địa phương có điều kiện rất thuận lợi trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, đến 2004 giá trị thu nhập trồng trọt vẫn là chính, chăn nuôi và dịch vụ mới chiếm 33,4%. Một số nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa tích cực.[38-3]

Như vậy, cơ cấu của sản xuất nông nghiệp vẫn còn mất cân đối, chưa hợp lý và kém hiệu quả. Tỷ trọng của trồng trọt có xu hướng giảm, chăn nuôi có xu hướng tăng lên nhưng sự gia tăng là chưa đáng kể về giá trị kinh tế, chỉ đạt 28,4% (xem bảng 2.9). Hầu hết ở nông thôn Nam Định, cũng giống như nhiều địa phương khác khu vực đồng bằng sông Hồng, các hộ nông dân thực hiện phát triển chăn nuôi theo mô hình V.A.C hoặc kết hợp với làm nghề phụ như : nấu rượu, xay xát gạo với nuôi lợn. Vì vậy, quy mô chăn nuôi hầu hết là nhỏ bé, năng suất lao động còn thấp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Đến nay, chăn nuôi ở Nam Định vẫn chưa thể trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nông thôn Nam Định.

Việc tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là nhằm vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng và chế biến, thương nghiệp và dịch vụ nông thôn. Cho đến nay, công

nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch phát triển chậm, nhiều nơi mới đang trong trạng thái manh nha, yếu ớt. Hầu như chưa có nơi nào trong tỉnh xây dựng thành công mô hình gắn nông nghiệp với công nghiệp theo yêu cầu của Nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VII).

Đối với các ngành nghề, làng nghề truyền thống và phát triển`thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù đã có sự phát triển cả về số lượng, phạm vi cũng như quy mô sản xuất nhưng hầu hết lại dựa trên trình độ KHCN lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, chủng loại nghèo nàn, hình thức ít biến đổi…nên sản phẩm rất khó tiêu thụ. Sở dĩ có tình trạng này mọt phần do nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu sản xuất của các làng nghề là rất hạn chế, hạn chế về thị trường tiêu thụ, hầu hết sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa, mặt khác do chất lượng lao động làm việc trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn chưa cao, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 73)