Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn tiếp theo

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

2.3.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn tiếp theo

kinh tế nông thôn trong giai đoạn tiếp theo

Thứ nhất, tốc độ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn Nam Định còn tương đối cao, trong khi khả năng thu hút lao động vào các khu vực kinh tế đô thị và ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không cao, dẫn đến quy mô dân số và lao động nông thôn vẫn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu và lao động của quy mô dân số cao đã và đang đè nặng lên hiện tình kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, trong đó chủ yếu là lao động nông thôn. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong khu vực nông thôn dao động từ 73% đến 80%. Mức thu nhập bình quân cho một nhân khẩu chỉ mới bằng khoảng 2/3 thu nhập của dân thành thị [4]. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng nguy cơ tái nghèo là rất cao. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp và nghèo đói, cùng với sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị,

đã ảnh hưởng lớn đến việc phát huy nguồn nhân lực của địa phương do hiện tượng chảy máu chất xám

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp đã theo hướng sản xuất hàng hoá nhưng nhiều nông sản hàng hoá khó tiêu thụ do giá cả còn cao, tính cạnh tranh thấp làm cho lợi nhuận thu được chưa cao, thậm chí thua lỗ. Tương quan giữa giá hàng công nghiệp, dịch vụ so với nông sản hàng hoá cũng có sự chênh lệch khá lớn.

Thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Nam Định đã đi vào sản xuất hàng hoá và vận hành theo cơ chế thị trường nhưng cơ sở hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo đầy đủ diều kiện cho sự hoạt động của thị trường (cả thị trường hàng hoá, thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vốn…). Điều này gây ra một trở ngại rất lớn, ắch tắc đến việc cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của KTNT

Thứ ba, tác động của thiên tai, dịch bệnh, nhất là dịch bệnh ở gia súc, gia cầm ngày càng tăng trong khi khả năng chống đỡ không cao, làm cho mức độ rủi ro của sản xuất kinh doanh ở nông thôn là rất lớn.

Thứ tư, sự biến động của thị trường thế giới về giá cả hàng hoá nông sản diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản. Hơn nữa, những rào cản khi thâm nhập thị trường ngày càng nhiều, đặc biệt là rào cản về kỹ thuật – môi trường, chính sách bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển…

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)