- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng
3.1.1. Gắn phát triển kinh tế nông thôn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
nông nghiệp, nông thôn.
Trong Nghị quyết Trung Ương 5 (khoá IX), Đảng ta đã xác định “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước” [8]. Từ khi thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế – xã hội nói chung, KTNT nói riêng ở Nam Định đã có được những bước phát triển rất có ý nghĩa. Tuy nhiên sự phát triển của KTNT chưa nhanh, mạnh, chưa triệt để mà lý do cơ bản là chưa gắn với quá trình CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết.
Qúa trình phát triển KTNT phải thực hiện ưu tiên phát triển LLSX, ứng dụng rộng rãi thành tựu KHCN; thúc đẩy chuyển dịch CCNKTNT theo hướng phát huy lợi thế của từng địa phương gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, với chất lượng và hiệu quả cao. Muốn vậy, đòi hỏi các đơn vị sản xuất phải có đầy đủ điều kiện, kiến thức, thông tin nhanh, chính xác, kịp thời về thị trường; năng động, linh hoạt, tranh thủ thời cơ để đảm bảo đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện phát triển của cách mạng KHCN, đòi hỏi quá trình phát triển KTNT phải không ngừng áp dụng những thành tựu mới của KHCN làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định, bền vững trên toàn vùng và phát triển hợp lý các loại công nghệ truyền thống trong nông nghiệp, nông thôn như: truyền thống canh tác, chăm sóc cây trồng,
vật nuôi và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sử dụng những kỹ thuật khéo tay, …
Đồng thời thực hiện hiện đại hoá ở những khâu quan trọng, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Tranh thủ đi tắt, đón đầu một số lĩnh vực then chốt, tiến nhanh lên trình độ hiện đại như: sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt; công nghệ chế biến, nông, lâm, hải sản để tăng giá trị và chất lượng nông sản hàng hoá; sử dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch để tận thu, bảo quan và nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng công nghệ thông tin để mở rộng, phát triển thị trường; sử dụng các loại vật liệu mới để xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn…Đi đôi với phát triển LLSX, quá trình phát triển KTNT ở Nam Định phải từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu đó vừa khai thác, sử dụng có hiệu quả những tiềm năng của vùng, vừa tạo ra những điều kiện, khả năng cho sự ổn định và phát triển cơ cấu kinh tế ở những giai đoạn tiếp theo. Phải có cơ cấu kinh tế hợp lý giữa trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản; giữa các nhóm cây trồng với các loại vật nuôi; giữa nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phải bố trí lại các ngành kinh tế. Phát triển các ngành, nghề trong nông nghiệp, nông thôn một cách cân đối, hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, phân tán nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm lực tại chỗ, đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn
Quá trình xây dựng một CCNKTNT hợp lý, hiệu quả cũng là quá trình tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá ngày càng sâu rộng giữa các địa phương, các ngành trong vùng từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.