Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.1.Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

hướng CNH, HĐH.

Phân công lao động xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời, phát triển nền sản xuất hàng hoá. Đồng thời khi mở rộng phân công lao động xã hội, sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển ngành nghề chuyên sâu trong lao động sản xuất, số lượng, chất lượng sản phẩm tăng và đa dạng về chủng loại; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, nền kinh tế- xã hội phát triển.

KTNT nước ta nói chung và Nam Định nói riêng cho đến nay vẫn còn mang dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường; hiện tượng thiếu việc làm còn phổ biến; sự phân công lao động xã hội theo hướng tích cực diễn ra rất chậm chạp, tính tự phát cao, tính kế hoạch, tính định hướng còn mờ nhạt. Lao động giản đơn là phổ biến, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, tập quán lâu đời của người dân trong vùng.

Để cho KTNT Nam Định phát triển mạnh mẽ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đời sống nông dân lao động nâng lên, tăng sức cạnh tranh để KTNT chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì điều quan tâm trước hết là phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng cùng với lương thực, đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, thịt, trái cây, hoa…phát triển các ngành công nghệ chế biến và cơ khí chế tạo …; hình thành các cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ và các làng nghề ở nông thôn.

Về tổng thể cần có những giải pháp vĩ mô chủ yếu sau:

Một là, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. Việc quy hoạch phải dựa vào những nội dung sau:

- Phát huy được lợi thế của từng địa phương

- Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và xuất khẩu để quy hoạch, khắc phục tình trạng tự phát, dẫn đến cung vượt cầu về nhiều loại nông sản

- Quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản, thu gom, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch sử dụng lao động nông thôn cũng như quy hoạch phát triển KCHT nông thôn

Hai là, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và KTNT theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá cao hơn. Để làm được điều này, cần phải giải quyết những vấn đề sau:

- Củng cố và phát triển mạnh HTX nông nghiệp kiểu mới cho kinh tế hộ, từ đó tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa HTX với hộ nông dân trên cơ sở các hợp đồng kinh tế

- Đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng: cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp có điều kiện; tổ chức lại các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả để chúng phát huy được vai trò chủ đạo, định hướng đối với quá trình phát triển KTNT.

- Tiếp tục duy trì và phát huy quyền tự chủ của kinh tế hộ nông dân nhưng phải đổi mới phương thức tổ chức sản xuất cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Do đó cần tiếp tục tiến hành “dồn điền, đổi thửa” , đặc biệt cần khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa mô hình kinh tế trang trại bằng việc hỗ trợ kỹ thuạt, đào tạo và bỗi dưỡng kiến thức sản xuất, kinh doanh cho các chủ trang trại, hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi

Ba là, ứng dụng rộng rãi những tiến bộ của KHCN vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

Bốn là, đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động hộ nông dân và hộ ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn nhằm thay đổi trong nhận thức và ý thức làm giàu, vươn lên thoát nghèo của người dân nông thôn.

Những giải pháp cụ thể đối với từng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn là:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 89)