2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định. quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Tỉnh Nam Định nằm ở vùng Đông Nam châu thổ Sông Hồng – một vùng có đất đai màu mỡ và trù phú nhất miền Bắc nước ta. Vì vậy, đã từ lâu Nam Định luôn có vị trí quan trọng trong dòng trao đổi, giao lưu về kinh tế và văn hoá với các địa phương trong và ngoài vùng. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, vị trí địa lý này sẽ tạo ra khả năng phát triển rất lớn cho thương mại và các hoạt động dịch vụ khác.
Tổng diện tích cả tỉnh là 1641,32 km2, trong đó diện tích thuộc khu vực nông thôn (bao gồm các huyện) là 1594,97 km2, chiếm 97,1%. Điều này cũng phản ánh phần nào vai trò quyết định của địa bàn nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nam Định còn là vùng đất tương đối bằng phẳng, khí hậu mang đậm đặc trưng của khí hậu miền Bắc, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng1600mm, tập trung 80% vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 nên tạo ra một nguồn nước khá dồi dào (bao gồm cả nước ngọt, nước mặn và nước ngầm) và hệ thống sông ngòi, hồ, đầm, ao tương đối phong phú cùng với hệ sinh thái đa dạng.[10] Do vậy, Nam Định có rất nhiều lợi thế trong phát triển nghề trồng lúa, chăn nuôi. Đặc biệt, vùng biển Nam Định nằm ở vào vị trí trung tâm bờ Tây vịnh Bắc Bộ,với hệ thống bờ biến trải dài trên 70km, gồm 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt, cửa Lạch Giang, cửa Đáy, có cảng và các bến cá. Dọc theo bờ biển là những vùng bãi ngang gồm nhiều dải cát, cồn cát tương đối thoải, phẳng…Điều đó làm cho Nam Định có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch biển, vận tải hàng hoá đường biển…
Tuy nhiên, Nam Định lại có rất ít tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng. Đây là một bất lợi không nhỏ mà Nam Định phải đối mặt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển KTNT nói riêng. Tất
nhiên, trong điều kiện hiện nay, bất lợi này có thể khắc phục được nếu biết dựa vào sự phát triển của KHCN và giáo dục - đào tạo.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn.
Do vị trí địa lý có nhiều thuận lợi nên Nam Định là nơi hội tụ và hợp cư của nhiều bộ phận dân cư khác nhau, trong đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng dân cư ở Nam Định cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền nông nghiệp thâm canh trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Nam Định là một trong những địa phương có dân số đông, trên 1,9 triệu người, mật độ dân số là 1186 người/km,2
lực lượng lao động dồi dào khoảng 1144 nghìn người, trong đó có tới 77,6% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Và cũng giống như nhiều địa phương khác, Nam Định đang đối mặt với khó khăn là lực lượng lao động qua đào tạo chỉ mới chiếm khoảng 20%, còn nếu tính ở khu vực nông thôn thì tỷ lệ này còn rất nhỏ, chỉ chiếm 6,46%.[4] Trong khi đó, mật độ dân số đông , diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần. Vì vậy, đây vừa là lợi thế nhưng đồng thời lại là những khó khăn cho quá trình phát triển KTNT ở Nam Định
Người Nam Định vốn cần cù, thông minh, giàu tài năng nhưng thu nhập bình quân đầu người còn thấp (514,9 nghìn đồng/người/tháng)[4] nên từ nhiều năm nay, hiện tượng lao động di cư (trong đó lại chủ yếu là lao động có tay nghề) đến các địa bàn khác như Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh phát triển phía Nam là khá phổ biến. Dân cư Nam Định lại có trình độ học vấn cao hơn nhiều địa phương khác do sự phát triển không ngừng của giáo dục và đào tạo. Số lượng dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, sử dụng điện thắp sáng, điện thoại…ngày càng tăng. Vì vậy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp nhưng Nam Định lại có chí số HDI cao hơn nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Nam Định là một vùng văn hoá tiêu biểu và đặc sắc, với tính cách đặc trưng của miền “giao thuỷ”. Ăn, mặc, đi lại của người Nam Định là sự thích
nghi, hoà đồng của con người với tự nhiên, vừa là sự tận dụng, khai thác của con người đối với môi trường tự nhiên ven sông, gần biển. Trên cái nền tín ngưỡng dân gian của tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành hoàng tại vùng phía Bắc tỉnh, được xem như vùng “không gian thiêng”, đã là nơi khởi phát và trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và Đức thánh Trần. Vùng ven biển Nam Định lại là nơi đầu tiên tiếp nhận và sớm trở thành mảnh đất màu mỡ cho Thiên chúa giáo nảy mầm, bén rễ. Cho nên, ở Nam Định cả Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tín ngưỡng dân tộc khác đều song song tồn tại và phát triển, thậm chí có khi hoà đồng trong mỗi làng xã, mỗi gia đình, làm cho đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Nam Định nổi trội, phong phú và độc đáo.
Nam Định còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử hấp dẫn. Đó là quần thể di tích cung điện thời Trần ở Tức Mạc với đền Cổ Trạch thờ Trần Quốc Tuấn, đền Thiên Trường thờ 14 vua Trần và tháp Phổ Minh nổi tiếng. Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy thờ chúa Liễu Hạnh; chùa Cổ Lễ kiến trúc độc đáo thời Lý….Ngoài ra còn có bãi biển Quất Lâm,Thịnh Long và vùng đất bồi Cồn Lu – Cồn Ngạn là nơi cư trú và sinh sống của 147 loài chim quý hiếm. Cho nên đây là cơ sở để Nam Định có thể phát triển du lịch nếu biết khai thác những tiềm năng quý giá này.
2.2.Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay.
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng từng bước đổi mới cơ cấu cõy trồng vật nuụi và gắn sản xuất với thị trường. cơ cấu cõy trồng vật nuụi và gắn sản xuất với thị trường.
Dưới sự tác động tích cực và tổng hợp của việc đổi mới cơ chế và mô hình quản lý về nông nghiệp, nông thôn làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng của Nam Định liên tục tăng trưởng và phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp bình quân giai đoạn từ 1997- 2004 là 3,35%, bình quân năm sau cao hơn năm trước.[37,38]
Nhờ vào việc biết phát huy, động viên các nguồn lực sẵn có của tỉnh mà cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động. Cụ thể:
2.2.1.1. Trồng trọt và chăn nuôi..
* Trước hết, sản xuất lương thực ở Nam Định tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng khá ổn định so với trước khi tỉnh tái thành lập vào năm 1997, đặc biệt nếu so với thời kỳ trước đổi mới và với các địa phương khác của nước ta. Sản lượng lương thực có hạt (bao gồm có thóc và ngô) tăng lên nhanh chóng, từ 971,3 nghìn tấn năm 1998 lên 1002,6 nghìn tấn vào năm 2004. Và mặc dù, phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7 vừa qua, dự tính sản lượng lương thực có hạt năm 2005 sẽ đạt gần 1 triệu tấn.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về cây lương thực có hạt