Phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 110)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.3. Phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn.

nhân lực cho phát triển kinh tế nông thôn.

Nguồn nhân lực là yếu tố giữ vai trò quyết định đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và sự phát triển của KTNT nói riêng. Ở Nam Định, lực lượng lao động chủ yếu là lao động ở nông thôn (gọi tắt là lao động nông thôn). Tuy nhiên hiện nay, cũng giống như nhiều tỉnh ở nước ta, trình độ của lao động nông thôn chủ yếu là lao động thủ công, lao động không qua đào tạo. Vì vậy, vấn đề quan trọng và cấp thiết là cần phải nhanh chóng thúc đẩy

việc đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho lao động nông thôn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời phải có kế hoạch, biện pháp phù hợp để sử dụng hợp lý, có hiệu quả lực lượng lao động này.

Quá trình này cần được tiến hành theo hướng: đào tạo cho nông dân và thanh niên nông thôn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến cũng như các kiến thức, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh những ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…). Để đạt được mục tiêu đó, cần phải:

- Tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo, lao động có trình độ tay nghề trong cơ cấu lao động nông thôn

- Nội dung đào tạo phải hướng vào việc giúp cho người được đào tạo tự tạo ra việc làm cho mình và cho người khác, phải nâng cao được kỹ năng, tay nghề về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo và đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại các xã, các trung tâm dạy nghề ở các huyện trên cơ sở phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học.

- Khuyến khích, hỗ trợ cho cả người được đào tạo và tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo

-Thực hiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp, tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn về tuyển dụng và nâng nghạch, nâng bậc cho đội ngũ cán bộ công tác tại nông thôn, phục vụ cho sự phát triển của KTNT. Đồng thời có cơ chế đãi ngộ, thu hút lao động có tay nghề cao về làm việc tại nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)