TY LE (%) DAU TAI LIEU
2.2.2 Phương thức phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
Phương thức bổ sung nguồn lực thông tin chủ yếu của Thư viện Trường ĐHSPKT HY bao gồm phương thức bổ sung phải trả tiền và không phải trả tiền.
Bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào đều muốn xây dựng NLTT phong phú về thể loại, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Để làm được điều này, đòi hỏi cán bộ thư viện phải năng động và nhạy bén trong việc tìm kiếm các NLTT khác nhau.
Thư viện nhà trường được bổ sung tài liệu chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của nhà trường. Hiện nay, nhà trường không quy định bổ sung định kỳ nguồn tài liệu cho thư viện. Việc bổ sung tài liệu cho thư viện được đựa trên sự cân đối ngân sách tài chính của nhà trường. Ngoài nguồn bổ sung tài liệu phải trả tiền, Thư viện nhà trường còn có hình thức bổ sung nguồn tài liệu không phải trả tiền. Hình thức này thông qua việc thu nhận tài liệu nội bộ và nguồn tặng biếu, tài trợ từ cơ quan, tổ chức từ phía bên ngoài Trường.
- Nguồn bổ sung phải trả tiền:
Nguồn mua học liệu là nguồn bổ sung chính trong việc phát triển NLTT của Thư viện Nhà trường. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Thư viện Trường ĐHSPKT HY đã bổ sung kịp thời những tài liệu có giá trị nội dung, phù hợp với tính chất đào tạo chuyên ngành của Nhà trường. Cán bộ thư viện luôn nhận thức rõ, bổ sung là khâu quan trọng hàng đầu, nếu bổ sung không đúng lúc, không kịp thời sẽ làm cho tài liệu mất giá trị sử dụng
NLTT dạng sách in là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong thư viện, bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, sách chính trị xã hội, tra cứu,…
Việc bổ sung tài liệu được thực hiện hàng năm theo nhu cầu NDT, nhưng còn hạn chế về số lượng sách tham khảo chuyên ngành. Ngoài việc bổ sung sách thông qua các Nhà xuất bản, cơ quan phát hành sách, thư viện còn nhận được một số các loại sách do giảng viên xin kinh phí mua trong quá trình đi công tác, nghiên cứu thực tế, học tập trong và ngoài nước. Đây được xem là hình thức bổ sung tài liệu phù hợp với chuyên ngành đào tạo, nhưng còn nhiều hạn chế về số lượng tài liệu và bổ sung không thường xuyên, và cũng không định kỳ.
Báo, tạp chí là những xuất bản phẩm định kỳ nên được thư viện bổ sung đều đặn hàng năm. Từ trước những năm 2000, thư viện nhà trường luôn được bổ sung báo, tạp chí đều đặn. Tuy nhiên, số đầu báo, tạp chí trong thư viện vẫn còn nhiều loại NDT không có nhu cầu đọc (Do, hiện tượng đọc báo, tạp chí điện tử phổ biến trong những năm gần đây) Hiện nay, thư viện bổ sung định kỳ 64 tên báo, tạp chí (trong đó, tiếng Việt là 62 đầu, tiếng Anh là 02 đầu). Kinh phí để đầu tư hàng năm cho các loại báo, tạp chí vào khoảng từ 50 đến 60 triệu đồng. Dựa vào nguồn kinh phí này và nhu cầu đặt báo, tạp chí từ các khoa, bộ môn trong nhà trường, Thư viện đã bổ sung nguồn báo, tạp chí gồm 64 đầu báo, tạp chí sau:
Bảng 07: Danh mục đặt mua báo, tạp chí của Thư viện
TT Tên báo, tạp chí lƣợng Số Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1 Báo Hưng yên 4 52.000 208.000
2 N/s Hưng Yên 4 9.000 36.000
3 Nhân dân 2 150.000 300.000
4 Nhân dân cuối tuần 2 16.500 33.000
5 Nguyệt san nhân dân 2 7.000 14.000
6 Quân đội nhân dân 1 105.600 105.600
7 Quân đội nhân dân. C tuần 1 27.500 27.500
8 Công an nhân dân 1 152.000 152.000
11 Thời báo Kinh tế Việt Nam 1 238.000 238.000
12 Kinh tế Việt Nam 2 104.000 208.000
13 Thời báo tài chính VN 1 88.000 88.000
14 ĐS Thời báo tài chính VN 1 17.000 17.000
15 Báo thanh niên 1 82.300 82.300
16 Báo thanh niên. Cuối tuần 1 27.600 27.600
17 Tiền phong 1 171.000 171.000
18 Tiền phong. Cuối tháng 1 28.500 28.500
19 Giáo dục và thời đại 4 149.400 597.600
20 An ninh thế giới 1 49.400 49.400
21 An ninh thế giới. Cuối tháng 1 10.200 10.200
23 Thế giới mới 1 68.700 68.700
24 Giáo dục và thời đại. CN 4 100.900 403.600
25 Sinh viên Việt nam 1 30.000 30.000
26 Bán nguyệt san Sinh viên 1 65.000 65.000
27 Khoa học và đời sống 1 87.500 87.500
28 Khoa học và đời sống. Cuối tuần 1 58.800 58.800
29 Thể thao Việt Nam 1 71.300 71.300
30 Lao động 1 144.000 144.000
31 Phụ nữ Việt Nam 1 90.000 90.000
32 Phụ nữ Việt Nam. Cuối tuần 1 44.000 44.000
33 Hạnh phúc gia đình 1 44.000 44.000
34 Sức khoẻ và đời sống 1 94.000 94.000
35 Sức khoẻ và đời sống. Cuối tuần 1 57.200 57.200
36 Tri thức trẻ 8 40.500 324.000
37 Người đẹp Việt Nam 1 60.000 60.000
38 Tiền phong chủ nhật 1 29.900 29.900
39 TC. Nhà quản lý 2 44.400 88.800
40 TC. Nghiên cứu tài chính kế toán 2 30.000 60.000
41 TC. Kinh tế và phát triển 2 30.000 60.000 42 TC. Kinh tế và dự báo 2 60.000 120.000 43 TC. Công nghiệp 9 30.000 270.000 44 TC. Thương mại 2 108.000 216.000 45 TC. Tạp chí Thanh niên 1 28.000 28.000 46 TC. Thế giới trong ta 1 30.000 30.000 47 TC. Thời trang trẻ 2 70.000 140.000
48 TC. Công nghiệp ôtô Việt Nam 3 75.000 225.000
49 TC. Cơ khí Việt nam 3 21.000 63.000
50 TC. Dạy và học ngày nay 8 25.600 204.800
51 TC. Dệt may và thời trang VN 2 36.000 72.000
52 TC. Điện tử 3 23.400 70.200
54 TC. Tâm lý học 2 36.000 72.000
55 TC. Thế giới vi tính Seri B 2 45.000 90.000
56 TC. Thế giới vi tính Seri A 7 45.000 315.000
57 TC. Tự động hoá ngày nay 2 43.500 87.000
58 TC. Triết học 2 60.000 120.000
59 TC.Thị trường tài chính tiền tệ 2 54.000 108.000
60 TC.Hàng hoá và thương hiệu 2 35.700 71.400
61 TC.Nghiên cứu kinh tế 2 60.000 120.000
62 TC.Quản lý kinh tế 2 20.000 40.000
63 TC.Vietnam Social
Economic.Development 2 40.000 80.000
64 VietNam News 1 390.000 390.000
(Nguồn số liệu cung cấp từ Thư viện Trường ĐHSPKT Hưng Yên) - Bổ sung không phải trả tiền:
Thu nhận tài liệu nội bộ:
Theo Quyết định số 668/QĐ ngày 14 tháng 7 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tại Điều 7, chương 1 chỉ rõ: “Thư viện trường đại học được quyền thu nhận những ấn phẩm do trường xuất bản, cũng như các luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, khi luận án được bảo vệ tại trường, hoặc người viết luận án là cán bộ, sinh viên của trường”. Đây là cơ sở pháp lý giúp cho Thư viện Trường ĐHSPKT HY bổ sung NLTT nội bộ từ cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên trong Nhà trường.
Theo quy định của Hiệu trưởng nhà trường về việc thu nhận các dạng tài liệu nội bộ như sau:
- Các tập bài giảng do cán bộ giảng viên trong nhà trường nghiên cứu sau khi được hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu, sẽ phải giao nộp vào Thư viện nhà trường 01 bản.
- Các đề tài NCKH các cấp của nhà trường sau khi nghiệm thu, đưa vào thư viện nhà trường 01 bản.
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của cán bộ giảng viên đang học tập công tác của nhà trường ở trong và ngoài nước, giao nộp thư viện nhà trường 01 bản.
- Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo NCKH của học viên, sinh viên lưu trữ tại thư viện nhà trường 01 bản.
- Ấn phẩm thông tin của nhà trường như tạp san, chuyên san của nhà trường cũng giao nộp thư viện nhà trường 10 bản để phục vụ nhu cầu NDT.
Các nguồn tài liệu nội sinh đều có giá trị cao, được sinh ra từ công tác đào tạo và NCKH trong nhà trường. Đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên. Tuy nhiên, việc thu nhận các dạng tài liệu nội sinh diễn ra vẫn chưa diễn ra như ý muốn. Việc bổ sung nguồn tài liệu này không được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các Khoa, bộ môn. Lý do là, Nhà trường mới có quy định về việc thu thập tài liệu nội sinh từ năm 2010 nên, số lượng loại tài liệu này chưa được nhiều. Hiện nay, Thư viện cũng chưa có kế hoạch cụ thể về việc thu thập tài liệu, đồng thời vẫn còn bị động trong khâu thu thập tài liệu này.
Nguồn tặng biếu, tài trợ
Nhận tài liệu thông qua tặng biếu là một kênh rất quan trọng, làm tăng số lượng đầu tên tài liệu trong bộ sưu tập của các thư viện hay cơ quan thông tin. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên ở các Khoa, Bộ môn trong Trường hết sức quan tâm đến nguồn tài liệu, qua quá trình học tập công tác, thường mua biếu tài liệu cho Thư viện. Các nhà nghiên cứu, cán bộ hưu trí ngoài trường sau khi xuất bản sách, tập thơ,… cũng đã đến tặng sách cho thư viện. Tuy nhiên, số lượng tài liệu thu thập được qua con đường tặng biếu thường chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số tài liệu trong thư viện. Bên cạnh đó, chất lượng tài liệu thu nhận được thông qua con đường tặng, biếu không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Việc hạ thấp các tiêu chuẩn để nhập các tài liệu tặng biếu sẽ dẫn đến việc làm tăng chi phí và xử lý kho. Chính vì vậy, việc tiếp nhận nguồn tài liệu này cũng cần phải được chọn lọc cẩn thận. Thư viện cũng đã tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức xã hội, từ đó mở cửa đón nhận những nguồn tài liệu được viện trợ. Năm 2008, nhà trường được Thư viện Quốc gia Việt Nam hỗ trợ 228 đầu sách với trên 500 cuốn sách (Đây là quỹ hỗ trợ sách Châu Á), đây là nguồn tài liệu rất hữu ích trong việc phục vụ cho công tác đào tạo cũng như nhiên cứu khoa học của nhà trường.
Sơ đồ 03: Các nguồn bổ sung tài liệu