Nâng cao trình độ cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 115)

SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN

3.3.2 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện

Chúng ta đều biết, con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi lĩnh vực trong hoạt động của một cơ quan, đơn vị nào đó, là điều kiện tiên quyết để hoạt động trong một tổ chức, xã hội. Thư viện không ngoại lệ, và trong vị thế thư viện là đơn vị đặc biệt quan trọng trong hoạt động đào tạo của nhà trường, nên công tác phát triển đội ngũ và nâng cao trình độ cán bộ thư viện được đặt ra là rất cần thiết trong quá trình phát triển thư viện nhà trường.

Đối với yêu cầu đào tạo và NCKH của nhà trường đặt ra. Nhiệm vụ trọng tâm của thư viện nhà trường là đáp ứng tốt nhất NLTT của thư viện hiện đang có đối với nhu cầu sử dụng thư viện của người học trong nhà trường. Với tổng số lực lượng cán bộ thư viện còn ít (Số lượng cán bộ thư viện là 06. Trong đó, có 01 thạc sỹ chuyên ngành sư phạm kỹ thuật; 01 thạc sỹ trình độ là quản lý giáo dục; 01 trình độ cao học chuyên ngành khoa học thư viện, 02 trình độ cử nhân chuyên ngành thông tin thư viện và 01 trình độ là kỹ sư chuyên ngành CNTT.), cùng với NLTT của thư viện còn hàn chế (Đa phần là tài liệu truyền thống, với 48511 bản sách tương ứng với 1624 đầu sách) Thư viện cũng đã một phần đáp ứng được nhu cầu tài liệu của người học trong nhà trường.

Hiện nay, với sự tăng trưởng quy mô đào tạo hàng năm. Lưu lượng học viên trong nhà trường cũng tăng theo hàng năm. Theo số lượng thống kê từ phòng đào tạo đại học và sau đại học của nhà trường. Tháng 12 năm 2013 có 15106 học viên, sinh viên. Trong đó, có 2250 là sinh viên đào tạo ngoài trường (Diện đào tạo

liên kết), còn 12856 học viên, sinh viên đang theo học tại Trường. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho thư viện nhà trường là hết sức khó khăn. Làm thế nào, với một số lượng cán bộ thư viện ít ỏi, cùng với nguồn tài liệu còn hạn chế và cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn để đáp ứng được tốt nhu cầu về tài liệu đối với người học ở đây?

Thư viện nhà trường cần phát triển đội ngũ cán bộ thư viện nhanh chóng, để đáp ứng được hơn nữa trong công tác phục vụ nhu cầu NDT. Đồng thời đạt được hiệu quả tốt trong công việc. Từ đó thư viện nhà trường trên cơ sở đó có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân cán bộ thư viện theo trình độ, năng lực, sở trường … Hiện tại đa phần cán bộ thư viện nhà trường đang đảm nhiệm công tác chuyên môn là kiêm nhiệm. Cho nên, khi có sự cố trong khi công tác, việc quy trách nhiệm cho cá nhân là rất khó khăn. Mặt khác, khi công tác chuyên môn mang tính chất kiêm nhiệm thì hiệu quả công việc cũng chưa đạt năng suất cao, và thường dẫn đến hệ lụy công việc không được tốt.

Sau khi phát triển, xây dựng đội ngũ thư viện tương xứng với quy mô đào tạo của nhà trường, thư viện nhà trường cần phải có chiến lược phát triển về trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện, cụ thể:

Trong những năm tới, cần tiếp tục cử một số cán bộ thư viện tham gia học thạc sỹ, tiến sỹ…

Thường xuyên cử đội ngũ cán bộ thư viện tham gia học tập các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin thư viện do 1 số các tổ chức uy tín trong và ngoài nước tổ chức học tập.

Thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên đề về nghiệp vụ chuyên môn giữa các cán bộ trong thư viện với nhau. Để từ đó, các cán bộ thư viện tự học hỏi lẫn nhau, cùng trau dồi kiến thức, làm tăng thêm đoàn kết và tạo ra môi trường làm việc tương thân tương ái và cuối cùng là đạt được năng suất, hiệu quả lao động cao.

Thư viện cần cử một số cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ về khả năng ngoại ngữ. Hiện nay, nhìn chung, không chỉ riêng thư viện nhà trường, mà rất nhiều các cán bộ thư viện của các trường Đại học nói chung cũng có khả năng về ngoại ngữ là yếu, kém. Việc cử cán bộ thư viện tham gia các lớp học nâng cao trình độ về ngoại ngữ là hết sức quan trọng. Bởi, trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện

nay, cán bộ thư viện có khả năng tốt về ngoại ngữ sẽ phục vụ công tác thông tin thư viện một cách linh hoạt và đắc lực, góp phần thúc đẩy tìm tòi, sáng tạo trong sự nghiệp phát triển thư viện nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 115)