Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 59)

TY LE (%) DAU TAI LIEU

2.2 Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện

2.2.1 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Công tác bổ sung NLTT là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của thư viện. Do vậy, đòi hỏi phải có định hướng, kế hoạch bổ sung hợp lý để phát huy được vai trò, chức năng của thư viện như là một dịch vụ luân chuyển tri thức.

Là thư viện của một trường Đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, Thư viện Trường ĐHSPKT HY đã luôn chú trọng tới công tác bổ sung NLTT trong hoạt động thư viện của mình. Để NLTT có chất lượng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, NCKH và học tập của NDT, căn cứ vào các lĩnh vực và các chuyên ngành đào tạo của Trường, hàng năm Thư viện Trường ĐHSPKT HY lên kế hoạch bổ sung tài liệu cho phù hợp. Diện bổ sung xây dựng trên cơ sở được trợ giúp của Ban Giám hiệu, cán bộ chuyên môn để dự kiến đúng số lượng bổ sung cho từng tên tài liệu. Để xác định số lượng bản tài liệu của thư viện cần căn cứ vào: cơ cấu kho của thư viện; thành phần và số lượng bạn đọc; khả năng tài chính của thư viện dành cho công tác bổ sung tài liệu.

Chính sách bổ sung là loại tài liệu quan trọng trong tổ chức và quản lý của thư viện. Đây là văn bản xác định phương hướng phát triển NLTT của thư viện, đồng thời là văn bản quy định để tiến hành bổ sung tài liệu. Chính sách bổ sung tài liệu nhằm xây dựng, duy trì, phát triển NLTT trong thư viện.

Chính sách bổ sung chính là một tài liệu văn bản của lãnh đạo thư viện ban hành có thẩm quyền quy định những nhiệm vụ, chức năng cần thiết có phạm vi thực thi trong thư viện của nhà trường. Chính sách bổ sung là công cụ lập kế hoạch của cán bộ bổ sung trong việc thực hiện các quy trình việc bổ sung tài liệu.

Mặc dù chính sách bổ sung tài liệu có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển NLTT ở bất cứ một thư viện nào. Nhưng hiện nay, Thư viện Trường ĐHSPKT HY vẫn chưa có một chính sách bổ sung nào chính thức. Nguyên nhân chính là do thư viện nhà trường vẫn chưa đặt đúng tầm quan trọng của công việc

này. Đồng thời, kết quả dẫn đến trong công tác bổ sung thông thường đạt hiệu quả không cao. Như vây, công tác bổ sung NLTT tại thư viện nhà trường từ trước tới nay vẫn chỉ mang tính chất cảm tính và dựa vào các yếu tố kinh nghiệm của cán bộ bổ sung.

Thư viện Trường ĐHSPKT HY cần phải có văn bản chính thức về chính sách bổ sung tài liệu để đạt được hiệu quả tốt trong công tác bổ sung tài liệu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT.

Chính sách bổ sung tài liệu nhằm mục đích:

- Đảm bảo việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu thông tin của NDT.

- Quy định trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong việc thăm dò, lựa chọn tài liệu; Quy định về nội dung tài liệu, loại hình tài liệu bổ sung và thống nhất các quy trình, thủ tục trong việc lựa chọn tài liệu, nhằm đảm bảo thuận lợi và chính xác trong công tác bổ sung tài liệu.

- Đảm bảo tính liên tục, nhất quán của nguồn người thông tin khi có sự luân chuyển cán bộ quản lý cũng như cán bộ bổ sung tài liệu.

Yêu cầu xây dựng NLTT trong thư viện

Tài liệu cần đủ lớn về số lượng, phong phú về loại hình, đảm bảo về chất lượng, đa dạng về ngôn ngữ và quan trọng nhất là phù hợp với nhu cầu của NDT.

Diện bổ sung tài liệu: Diện bổ sung được thư viện xây dựng nhờ sự trợ giúp của các cán bộ chuyên môn, các ngành, các giới, bạn đọc, dựa vào bảng phân loại. Nó thường xuyên được xem xét, loại bỏ các đề mục cũ, bổ sung các đề mục mới theo sự phát triển của khoa học và công nghệ, kinh tế, xã hội. Phạm vi NLTT của thư viện là những thông tin về các ngành đào tạo nhà trường.

Các hệ đào tạo của nhà trường: Thạc sĩ, đại học chính quy, cao đẳng chính quy, đại học vừa làm vừa học, liên thông trình độ đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề.

Để đáp ứng nhu cầu NDT của nhà trường trong nguồn kinh phí hạn hẹp. Diện bổ sung tài liệu của thư viện bám sát các ngành nghề đào tạo nhà trường, không bổ sung một cách ào ạt các dạng tài liệu có trên thị trường. mà cần phải tiến hành thăm dò, lựa chọn, tiến hành bổ sung chặt chẽ. Tránh tối đa việc bổ sung tài liệu không chính xác và không kịp thời.

Ngoài việc cần bổ sung những tài liệu phục vụ cho những ngành nghề đào tạo mới thành lập trong nhà trường. Cần ưu tiên bổ sung những tài liệu NDT sử dụng với tần suất cao hoặc những tài liệu NDT thường xuyên có nhu cầu sử dụng mà thư viện không có, (do thống kê và quan sát của cán bộ phục vụ bạn đọc).

Diện bổ sung tài liệu của thư viện được xác định dựa vào các ngành nghề đào tạo trong nhà trường bao gồm các tài liệu sau: Tài liệu phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập là: Sách giáo khoa, sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu và các báo thông dụng và một số loại tạp chí chuyên ngành. Các tài liệu chỉ đạo, tủ sách pháp luật, tạp chí của cơ quan trung ương xuất bản.

Yêu cầu về bổ sung số lượng tài liệu cụ thể đối với từng đầu sách

Đối với tài liệu sách giáo trình, giáo khoa, (các môn học khoa học cơ bản, các môn cơ sở ngành, và các môn học thuộc hệ thống chính trị như: tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin): Đây là dạng tài liệu quan trọng trong việc cơ cấu quy mô khối lượng tài liệu trong thư viện. Cần phải phối hợp với phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ nhà trường để tính tỷ lệ quy mô về số lượng giảng viên, học viên, sinh viên trên đầu sách cũng như số lượng bản sách. Tính trung bình, cứ khoảng 3-5 học viên, sinh viên trên một bản sách giáo trình là thư viện có thể tổ chức lập kế hoạch phục vụ NDT hiệu quả.

Đối với tài liệu sách tham khảo: Cần thăm dò và lựa chọn kỹ lưỡng khi tiến hành bổ sung tài liệu, đặc biệt khi tiến hành bổ sung dạng tài liệu này, cũng như bổ sung tài liệu giáo trình, cần phải phối hợp với phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ nhà trường để tính tỷ lệ quy mô về số lượng giảng viên, học viên, sinh viên trên đầu sách cũng như số lượng bản sách. (Bởi vì, các khoa, bộ môn trược thuộc nhà trường có tỷ lệ giảng viên, học viên, sinh viên là rất khác nhau. Dẫn đến, nguồn sử dụng tài liệu thư viện cũng khác nhau). Tiếp theo đó, khác với công tác bổ sung tài liệu sách giáo khoa, giáo trình, bổ sung tài liệu sách tham khảo đặc biệt chú ý đến tần suất sử dụng từng đầu sách của NDT.(Cán bộ thư viện trong khi phục vụ bạn đọc cần thống kê và quan sát tình hình sử dụng tài liêu của bạn đọc). Bởi vì, ngoài việc bổ sung đầu sách tham khảo, thư viện còn đặc biệt chú trọng đến sổ sung số lượng bản sách tham khảo. Có những đầu sách chỉ cần bổ sung từ 02 đến 05 bản, nhưng có những đầu sách cần phải bổ sung từ 10 đến 50 bản (tùy thuộc vào tình hình sử dụng của NDT).

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 59)